Tiêu dùng thực phẩm chế biến tại thị trường Hàn Quốc đang nổi lên 4 xu hướng, đòi hỏi doanh nghiệp bắt nhịp và đáp ứng.
Mời tham dự buổi gặp gỡ DN Ấn Độ trong lĩnh vực nông thủy sản, thực phẩm chế biến tại Hà Nội Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại tháng 2: Tìm hướng xuất khẩu cho thực phẩm chế biến |
Theo đại diện Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc, thực phẩm chế biến chiếm tỷ trọng khá cao trong nhóm hàng nông, thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc. Năm 2022, quốc gia này nhập khẩu 40 tỷ USD sản phẩm nông, , tuy nhiên Việt Nam mới chiếm dưới 3% thị phần, đạt 1,4 tỷ USD, do vậy còn nhiều dư địa để tăng xuất khẩu mặt hàng này.
Qua phân tích, tìm hiểu, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc cũng nhấn mạnh, doanh nghiệp lưu ý 4 xu hướng tiêu dùng đang rất rõ nét tại thị trường Hàn Quốc hiện nay.
Trong đó, xu hướng thực phẩm giản tiện thay thế bữa ăn gia đình với các sản phẩm ăn liền, dễ nấu, dễ ăn đang tăng trưởng nhanh chóng tại Hàn Quốc, nhất là 5 năm trở lại đây. Nguyên do, tình trạng già hoá dân số tại quốc gia này khá nhanh, hộ gia đình phần lớn là gia đình độc thân, thời gian dành cho chế biến bữa ăn gia đình rất ít. Dung lượng thị trường của dòng sản phẩm này hiện đạt gần 2,5 tỷ USD.
Cùng đó là sự lên ngôi của sản phẩm tốt cho sức khoẻ, tăng sức đề kháng như sản phẩm organic. Với dòng sản phẩm này, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc khuyến cáo, nên tập trung vào phân khúc sản phẩm dành cho người già và trẻ em. Đây tuy không phải phân khúc có đối tượng tiêu thụ lớn nhưng là thị trường tiềm năng.
Xuất khẩu thực phẩm chế biến sang thị trường Hàn Quốc: Lưu ý 4 xu hướng tiêu dùng |
Xu hướng rất rõ rệt với bao bì đóng gói hạn chế sử dụng nguyên liệu từ nhựa và những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định, quy trình kiểm dịch. Trước đây sản phẩm tiêu thụ trên thị trường Hàn Quốc được thiết kế cầu kỳ nhưng hiện nay sản phẩm thậm chí không cần nhãn mác. Bên cạnh đó là xu hướng tiêu dùng sản phẩm thay thế thịt.
Tiếp đó là mô hình quản trị ESG trong quy trình sản xuất. Xu hướng này bao gồm: Bảo vệ môi trường, kinh tế tuần hoàn; các vấn đề về xã hội như đời sống và môi trường làm việc của người lao động. Đây là những yếu tố doanh nghiệp Hàn Quốc chú ý trong xem xét nhập khẩu sản phẩm.
Để sản phẩm xuất khẩu tiêu thụ tốt tại Hàn Quốc, sản phẩm ngoài cần chất lượng, hương vị còn cần yếu tố bổ trợ như ổn định trong sản xuất, an toàn trong chế biến lưu thông, chữ tín trong cam kết. Có các yếu tố này, doanh nghiệp sẽ thuận lợi trong đàm phán và giữ đối tác lâu dài.
Do đó, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc khuyến cáo, các địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp cần dành thời gian nghiên cứu, phân tích thị trường để xác định rõ sản phẩm hướng tới phân khúc tiêu dùng nào, sản phẩm cần đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và đặc biệt là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tại thị trường Hàn Quốc.
Cùng với nắm rõ xu hướng tiêu dùng, việc hiểu và chọn kênh phân phối phù hợp cũng là điều kiện cần thiết để đưa hàng hóa thâm nhập vào thị trường. Tại Hàn Quốc hiện có 4 kênh tiêu thụ, gồm: Các cửa hàng tiện lợi, chuỗi đại siêu thị, chợ truyền thống mỗi kênh chiếm 30% lưu lượng hàng hóa; kênh thương mại diện tử chiếm 15%, đây là kênh rất tiềm năng bởi có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, đạt doanh thu 100 tỷ USD năm 2022.
Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc cũng thông tin: Cà phê là mặt hàng rất tiềm năng cho xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. Hàn Quốc được đánh giá là thị trường lớn thứ 2 thế giới về tiêu thụ mặt hàng này, quy mô thị trường đạt 6,5 tỷ USD.
Tuy nhiên, cà phê Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc đa phần là cà phê nguyên liệu và sản phẩm hoà tan, đóng lon. Phân khúc thị trường cho những sản phẩm này này chỉ đạt 2,5 tỷ USD và tăng không nhiều. Dòng sản phẩm cà phê uống trong cửa hàng có quy khoảng 4 tỷ USD đây là thị trường đích chúng ta có thể thâm nhập.
“Để thâm nhập phân khúc này chúng ta bị vướng ở điểm người Hàn Quốc cho rằng uống cà phê Arabica ngon, caffein ít hơn. Thương vụ đang hỗ trợ doanh nghiệp phân tích xu hướng tiêu dùng, hướng dẫn cho người Hàn Quốc cách uống cà phê của Việt Nam”, đại diện Thương vụ Việt Nam tại hàn Quốc cho hay.
Đồng thời gợi ý, thông qua phương thức hỗ trợ các starup mở cửa hàng cà phê nhỏ tạo thành 1 chuỗi để xây dựng và phổ biến văn hóa uống cà phê Việt Nam trong cộng đồng người Hàn Quốc. Với cách làm này, trong thời gian tới kim ngạch xuất khẩu cà phê không chỉ dừng lại ở con số 92 triệu USD năm 2022 mà tăng lên nhanh chóng khi có định hướng tiêu dùng.
Hải Linh – congthuong.vn