Chi tiết xem tại: https://easyexport.vn/
Các thông tin về hoạt động xuất khẩu và xúc tiến thương mại của Việt Nam được tổng hợp từ các nguồn tin uy tín bởi EasyExport.vn từ ngày 21/10/2024 đến 27/10/2024
- Trong 9 tháng năm 2024 nhập khẩu đậu tương tăng về lượng, giảm về trị giá
Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2024, chiếm 59% trong tổng lượng và chiếm 56,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước, đạt 940.359 tấn, tương đương gần 469,81 triệu USD, giá 499,6 USD/tấn, tăng 17,2% về lượng, nhưng giảm 1,6% kim ngạch và giảm 16% về giá so với 9 tháng đầu năm 2023.
Thị trường lớn thứ 2 là Mỹ, trong 9 tháng đầu năm 2024 đạt 514.984 tấn, tương đương 275,58 triệu USD, giá 535 USD/tấn, chiếm 32,3% trong tổng lượng và chiếm 33,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước, giảm 1,2% về lượng, giảm 22,6% về kim ngạch và giá giảm 21,6% so với 9 tháng đầu năm 2023.
Hiện nay, Việt Nam là quốc gia nhập khẩu khô đậu tương lớn thứ 3 và nhập khẩu đậu tương lớn thứ 9 trên thế giới. Trong 10 năm trở lại đây, mỗi năm nước ta tiêu thụ trung bình gần 2 triệu tấn đậu tương. Nhờ giá đậu tương giảm cùng với giá lợn hơi tăng cao, người chăn nuôi được hưởng lợi kép từ đầu năm đến nay.
2. Xuất khẩu hồ tiêu chính thức vượt mốc 1 tỷ USD
Tính từ đầu năm đến ngày 15/10, xuất khẩu hồ tiêu đạt 209.933 tấn hồ tiêu các loại; tổng kim ngạch xuất khẩu vượt mốc 1 tỷ USD và đạt 1,0493 tỷ USD.
Ở chiều ngược lại, 15 ngày đầu tháng 10/2024, Việt Nam đã nhập khẩu 2.295 tấn, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 13,7 triệu USD. Indonesia là quốc gia cung cấp chính hồ tiêu cho Việt Nam chiếm 79,5% đạt 1.824 tấn, trong khi đó các doanh nghiệp nhập khẩu chủ yếu bao gồm: Trân Châu đạt 407 tấn, Harris Spice đạt 360 tấn, Phúc Sinh đạt 350 tấn, Olam Việt Nam đạt 342 tấn và Phúc Thịnh đạt 327 tấn.
Như vậy, từ đầu năm đến ngày 15/10, Việt Nam đã nhập 26.073 tấn hồ tiêu, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 115,7 triệu USD.
3. Nhập khẩu sắt thép của Việt Nam tăng mạnh trong 9 tháng năm 2024
Riêng tháng 9/2024, nhập khẩu gần 1,55 triệu tấn sắt thép, tương đương trên 1,06 triệu USD, giá trung bình 688 USD/tấn, tăng 15,4% về lượng, tăng 4,3% về kim ngạch nhưng giảm 9,6% về giá so với tháng 8/2024.
Sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam nhiều nhất trong tháng 9 đến từ Trung Quốc, với 8,31 triệu tấn, tương đương gần 5,36 tỷ USD, giá 644,5 USD/tấn, tăng 50,6% về lượng, tăng 37,8% kim ngạch nhưng giảm 8,5% về giá so với 9 tháng đầu năm 2023. Thị trường này chiếm 67,6% trong tổng lượng và chiếm 59,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của cả nước.
4. Sầu riêng đông lạnh – động lực mới cho xuất khẩu trái cây thời gian tới
Theo đó, ngoài phục vụ nhu cầu tiêu thụ tại thị trường nội địa, lượng rất lớn sầu riêng còn được xuất khẩu sang Trung Quốc, Thái Lan và các thị trường khác. Thống kê sơ bộ của Hiệp hội Rau quả Việt Nam, trong 9 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của nước ta ước đạt 2,5 tỷ USD – mức kỷ lục lịch sử. Trong đó, riêng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc ước khoảng 2,3 tỷ USD.
Cùng với sầu riêng tươi, ngày 19/8/2024, Nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng đông lạnh được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc đã mở thêm cánh cửa mới đối với trái sầu riêng Việt Nam. Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), khi kết thúc đàm phán, nước nhập khẩu sẽ có những yêu cầu, quy định có thể rất khác với cách thức mà nông dân, doanh nghiệp vẫn sản xuất để phục vụ tiêu thụ trong nước.
Nhận định sầu riêng đông lạnh xuất khẩu là động lực mới cho xuất khẩu trái cây thời gian tới, theo ông Nguyễn Quang Hiếu, để duy trì phát triển thị trường nhập khẩu trái cây đông lạnh thì các cơ sở đóng gói, vùng trồng, doanh nghiệp cần nắm rõ và tuân thủ các quy định của nước nhập khẩu. Các nước nhập khẩu cũng có quy định riêng biệt đối với các sản phẩm khác nhau