TÌM HIỂU VỀ OEM, ODM, OBM TRONG THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU
Trong thương mại hàng hóa xuất nhập khẩu, chúng ta thường xuyên bắt gặp các khái niệm OEM, ODM hay OBM. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về các khái niệm này. Trong bài viết này, Easy Export sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về OEM, ODM, OBM để mọi người hiểu rõ hơn.
KHÁI NIỆM OEM, ODM, OBM
OEM là từ viết tắt của Original Equipment Manufacturer, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “nhà sản xuất thiết bị gốc”, dùng để chỉ các công ty, công xưởng thực hiện các công việc sản xuất theo thiết kế, thông số kỹ thuật được đặt trước và bán sản phẩm cho công ty khác (chịu trách nhiệm phân phối). OEM hiện nay thường được sử dụng để chỉ những công ty chuyên thực hiện các công việc sản xuất theo đơn đặt hàng với đối tác. Sản phẩm được đưa ra thị trường dưới thương hiệu của công ty đặt làm ra sản phẩm.
Ví dụ : Công ty A thiết kế sản phẩm, Công ty B là công ty sản xuất (hay còn gọi là OEM). Công ty A sẽ thiết kế mẫu mã, hình dáng sản phẩm và đặt hàng cho công ty B sản xuất ra sản phẩm đó. Sau khi sản phẩm ra mắt thị trường, sản phẩm mang thương hiệu, xuất xứ từ công ty A. Trong khi đó, A sẽ thỏa thuận và trả một mức phí gia công cho B với điều kiện bảo mật thông tin sản xuất.
Chiến lược OEM là giúp cho các đối tác nhận được sản phẩm mà không cần phải xây dựng một nhà xưởng mới. Thông qua đó, chi phí sản xuất có thể giảm xuống. Tuy nhiên, các công ty trực tiếp tham gia sản xuất sẽ có khả năng tiếp cận với các tri thức, các kết quả nghiên cứu R&D mà công ty khách hàng đang nắm giữ. Các công ty sản xuất của Trung Quốc hay Hàn Quốc thường bắt đầu từ OEM rồi mới chuyển sang chiến lược OBM.
ODM là từ viết tắt của Original Design Manufacturer, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “nhà sản xuất thiết kế gốc”, chỉ các công ty, công xưởng đảm nhiệm việc thiết kế, xây dựng các sản phẩm theo yêu cầu. Nếu doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thiết kế sản phẩm, thì công ty ODM sẽ giúp bạn biến các ý tưởng thành một thiết kế thực sự. Một công ty ODM có nhiều đối tác khác nhau, đảm nhận một phần không nhỏ trong quá trình sản xuất.
Ví dụ trên: công ty A thiết kế sản phẩm đóng vai trò như một ODM. Công ty A sẽ thiết kế mẫu mã, hình dáng sản phẩm theo như yêu cầu của công ty B. Trong trường hợp, nếu công ty B đặt thiết kế với công ty A nhưng công ty A không có khả năng sản xuất thì công ty A có thể liên hệ với bên khác trực tiếp liên hệ với công ty B để sản xuất.
Đối với ODM, doanh nghiệp không lo lắng nhiều về việc bị ăn cắp bản quyền, công nghệ. Nhưng vì sản phẩm được làm ra theo thông số kỹ thuật của đối tác, nên có thể sẽ gây ra khó khăn khi bắt tay vào sản xuất. Để tránh điều này, tốt nhất hãy luôn đặt ra một giới hạn nhất định về thiết kế.
OBM là từ viết tắt của Original Brand Manufacturer, dịch sang tiếng Việt là “nhà sản xuất thương hiệu gốc”. Đây là khái niệm chỉ các công ty không tham gia vào quá trình thiết kế hay sản xuất mà chỉ phát triển thương hiệu. Các công ty đó thu mua lại sản phẩm được chế tác hoàn toàn bởi công ty khác và chỉ việc đóng thương hiệu của mình lên đó để làm tăng giá trị cho sản phẩm.
Ví dụ: Công ty A nhập mặt hàng từ một công ty ở Trung Quốc, sau đó thay đổi mẫu mã của thương hiệu của mình. Như vậy, công ty A coi là một OBM.
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÔNG TY OEM VÀ ODM
Hai khái niệm OEM và ODM khá tương đồng nhau, nên đôi khi người nghe hay bị nhầm lẫn. Điểm khác biệt cơ bản đó là công ty OEM tham gia vào quá trình sản xuất thực tế, còn công ty ODM chỉ đơn thuần thiết kế chứ không trực tiếp tham gia sản xuất.
Do vậy, để thu hút khách hàng, các công ty ODM thường mua lại những nguyên mẫu (prototype) từ các công ty khác. Những nguyên mẫu này có thể được đăng lên website như các sản phẩm thực, dễ làm cho khách hàng bị hiểu lầm. Nếu một công ty chỉ đăng sản phẩm mà không kèm hướng dẫn để mua, đặt mua thì nhiều khả năng đó là công ty ODM.
ODM cung cấp tất cả các chức năng quan trọng như thiết kế, sản xuất hay xây dựng thương hiệu cho một sản phẩm, chi phí phát triển sản phẩm thường ít hơn nhiều so với chi phí khi làm việc với OEM.
ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA LOẠI HÌNH CÔNG TY OEM, ODM, OBM:
Các công ty khác hoặc khách hàng liên hệ với các loại hình công ty này thường mang lại được các ưu điểm dưới đây:
– Giúp doanh nghiệp trong quá trình tạo sản phẩm hiệu quả hơn
Sản suất hoặc thiết kế: nếu doanh nghiệp không có đủ nguồn lực để có thể tự thiết kế hoặc sản xuất các mặt hàng kinh doanh thì việc thuê một bên khác giúp công ty thực hiện công việc hiệu quả hơn. Công ty OEM có thể tạo ra một sản phẩm khó bị người tiêu dùng hay đối thủ cạnh tranh sao chép với chi phí hoặc thời gian sản xuất cao hơn.
Quảng bá thương hiệu: nếu doanh nghiệp không có đủ điều kiện để cạnh tranh trên thị trường thì có thể cung cấp sản phẩm để doanh nghiệp khác bán sản phẩm, hàng hóa này. Doanh nghiệp sẽ vừa tiếp cận rộng rãi với tập khách hàng vừa mở rộng quan hệ kinh doanh với các đối tác.
– Tiết kiệm chi phí:
Doanh nghiệp sẽ không mất khoản đầu tư về cơ sở sản xuất hoặc các nguồn lực thiết kế nếu thuê ngoài một công ty cung cấp các dịch vụ này. Và doanh nghiệp sẽ giảm bớt các vấn đề rắc rối phát sinh.
Bên cạnh các ưu điểm, việc phát triển các loại hình công ty nay mang lại rất nhiều nhược điểm:
– Đối với người tiêu dùng:
Việc sử dụng một sản phẩm do một doanh nghiệp khác sản xuất nhưng lại mang một thương hiệu uy tín khác khiến họ nhầm tưởng sản phẩm mang đúng chất lượng theo mức uy tín đó. Khách hàng tiêu dùng có thể cảm thấy bị lợi dụng và lừa đảo vì chính sản phẩm mà mình lựa chọn.
Đây cũng chính là trường hợp xảy ra với Asanzo khi ghi nhãn “Made in Việt Nam”. Khách hàng từ lâu đã tin tưởng rằng các sản phẩm của Asanzo được chính công ty sản xuất và có đủ uy tín chất lượng. Họ cảm thấy bị lừa bởi những mặt hàng xuất xứ từ Trung Quốc có chất lượng kém hơn
– Đối với ODM/OEM:
Bất cứ công ty nào cũng muốn tự sản xuất và mang bán sản phẩm bằng thương hiệu của mình trên chính công sức và trí tuệ của bản thân. Việc hợp tác với OBM khiến doanh nghiệp không thu lại được mức lợi nhuận tối đa mà doanh nghiệp tạo ra.
– Đối với OBM: Việc thuê công ty sản xuất hoặc thiết kế sản phẩm sẽ gặp nhiều rủi ro như:
+ Nếu bên được thuê lật lọng thì ngoài việc uy tín doanh nghiệp giảm sút tạo điều kiện cho chính bên thuê phát triển trên uy tín đối với thương hiệu.
+ Khách hàng có thể cảm thấy mình bị lừa và việc quay lưng là điều có thể xảy ra với doanh nghiệp.
Trên đây là các thông tin cần thiết để phân biệt OEM, ODM, OBM trong thương mại hàng hoá xuất nhập khẩu. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc cần được tư vấn kỹ hơn về các loại hình công ty trong thương mại hàng hóa xuất nhập khẩu thì hãy liên hệ ngay với Easy Export – Cộng đồng xúc tiến xuất khẩu Việt Nam. Trân trọng cảm ơn!
EASY EXPORT – CỘNG ĐỒNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VIỆT NAM
Website: https://vietnamexportpromotion.com/
Website: https://easyexport.vn/
Group Facebook: https://www.facebook.com/groups/easyexport.public
Group Telegram: https://t.me/easyexportvn
Group Zalo: https://zalo.me/g/ogorjq056
Hotline: 0813.171.288
Email: [email protected]
Địa chỉ: TT3B-19 KĐTM Phùng Khoang, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
|