TÌM HIỂU VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO FTA (EEK-04)
Xu hướng thương mại hóa toàn cầu diễn ra sâu rộng kéo theo các hiệp định thương mại tự do ngày càng được mở rộng về cả số lượng lẫn chất lượng. Các hiệp định này sẽ đem đến cơ hội giao thương rất lớn cho các nước tham gia, đặc biệt là lợi thế về mặt thuế quan.
Thực tế cho thấy rằng, trong những năm qua, Việt Nam được đánh giá là một nước tích cực trong quá trình hội nhập quốc tế. Việt Nam đã ký kết 15 hiệp định FTA và hiện đang đàm phán với 2 hiệp định khác. Tuy nhiên, theo VCCI, năm 2020 có khoảng 10 doanh nghiệp cho rằng đã hiểu biết về FTA. Và con số này tăng lên khoảng 26%. Con số này còn rất hạn chế so với số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Điều này sẽ là trở ngại rất lớn để doanh nghiệp Việt tận dụng các ưu đãi thuế quan cho mình và các lợi thế khác trên thị trường quốc tế. Trong bài viết này, Easy Export sẽ cung cấp những thông tin về Hiệp định thương mại tự do FTA.
1. Hiệp định thương mại tự do là gì?
Hiệp định thương mại tự do (FTA – Free Trade Agreement) là một hiệp ước thương mại giữa hai hoặc nhiều quốc gia. Theo đó, các nước sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm hoặc xóa bỏ hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan nhằm tiến tới việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do.
Có thể thấy, mục đích lớn nhất của FTA chính là cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan nhằm thúc đẩy thương mại giữa các quốc gia trong hiệp định.
Hiệp định “thế hệ mới”
Thuật ngữ “thế hệ mới” được cho là sử dụng đầu tiên với các hiệp định thương mại tự do mà Liên minh châu Âu (EU) đàm phán với các đối tác thương mại của mình từ năm 2007. Được sử dụng một cách tương đối nhằm phân biệt các FTA được ký kết với phạm vi toàn diện hơn so với khuôn khổ tự do hoá thương mại được thiết lập trong các hiệp định WTO hay các hiệp định FTA truyền thống. Đặc biệt, FTA thế hệ mới cam kết mở cửa mạnh hơn, xóa bỏ thuế quan đến 95-100% số dòng thuế nhưng cũng đặt ra tiêu chuẩn cao hơn trong các quy tắc.
Ví dụ, trong EVFTA, Việt Nam và EU cam kết sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99% số dòng thuế trong khoảng thời gian 7 năm đối với EU và 10 năm đối với Việt Nam.
2. Phân loại FTA
Hiện chưa có các tiêu chí thống nhất trong việc phân loại FTA nhưng theo thống kê của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO), hiện đang có khoảng 200 FTA có hiệu lực được chia thành 4 nhóm chính:
– FTA khu vực: là hiệp định thương mại tự do được ký kết giữa các nước trong cùng một tổ chức khu vực, ví dụ như: Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) là hiệp định thương mại tự do giữa các nước trong khối ASEAN…
– FTA song phương: là hiệp định thương mại tự do được ký kết giữa hai nước khác nhau, ví dụ: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA)…
– FTA đa phương: là hiệp định thương mại tự do được ký kết giữa nhiều nước nhiều nước, ví dụ như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến độ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là hiệp định về nguyên tắc thương mại giữa Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Việt Nam, Brunei, Malaysia
– FTA giữa một tổ chức và một quốc gia: là hiệp định thương mại tự do được ký kết giữa một tổ chức và một nước khác nằm ngoài tổ chức đó, ví dụ như: Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) hay Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA)…
Các FTA của Việt Nam tính đến tháng 1/2022
- Các hiệp định đã ký kết:
- AFTA (Việt Nam – ASEAN)
- ACFTA (ASEAN – Trung Quốc)
- AKFTA (ASEAN – Hàn Quốc)
- AJCEP (ASEAN – Nhật Bản)
- VJEPA (Việt Nam – Nhật Bản)
- AIFTA (ASEAN – Ấn Độ)
- AANZFTA (ASEAN, Australia, New Zealand)
- VCFTA (Việt Nam – Chi Lê)
- VKFTA (Việt Nam – Hàn Quốc)
- VN – EAEU FTA (Việt Nam – Nga, Belarus, Amenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan)
- CPTPP (Việt Nam – Canada, Mexico, Peru, Chi Lê, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia)
- AHKFTA (Việt Nam – Hong Kong)
- EVFTA (Việt Nam – 27 nước EU)
- UKVFTA (Việt Nam – Vương quốc Anh)
- RCEP (ASEAN – Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand)
- Các hiệp định đang đàm phán:
- Việt Nam – EFTA FTA (Việt Nam – Thụy Sỹ, Na Uy, Iceland, Leichtenstein)
- Việt Nam – Israel FTA (Việt Nam – Israel)
Trong 15 Hiệp định FTA Việt Nam đang thực thi, có 3 FTA thế hệ mới CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam) và UKVFTA (Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Vương quốc Anh). Đây là những hiệp định rất quan trọng, mang đến cơ hội rộng mở để các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tiếp cận và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tránh phụ thuộc quá mức vào một thị trường.
3. Nội dung chính của FTA:
Thông thường, các FTA bao gồm các nội dung sau:
(1) Quy định về việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan
(2) Quy định danh mục mặt hàng đưa vào cắt giảm thuế quan
(3) Quy định về thời gian cắt giảm thuế xuất nhập khẩu: FTA phải có mục nội dung quy định rõ ràng về lộ trình cắt giảm thuế, thường kéo dài khoảng 10 năm.
(4) Quy định về quy tắc xuất xứ: đây là nội dung quan trọng không thể thiếu trong các FTA. Mỗi hiệp định, mỗi mặt hàng sẽ có lộ trình cắt giảm thuế khác nhau. Việc quy định xuất xứ sẽ giúp các bên tham gia được hưởng các ưu đãi thuế lớn hơn.
4. Các nguyên tắc trong FTA:
(1) Đảm bảo sự công bằng về lợi ích kinh tế giữa các quốc gia
(2) Tạo ra cơ hội phát triển mới: sử dụng công cụ SWOT để nắm được điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội, thách thức từ thị trường để thực hiện cam kết một cách có hiệu quả. Và giúp các bên có thể phát triển bền vững.
Trên đây là những thông tin cần thiết mà Easy Export cung cấp đến cho các bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với Easy Export để được tư vấn rõ hơn!
EASY EXPORT – CỘNG ĐỒNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VIỆT NAM
Website: https://vietnamexportpromotion.com/
Website: https://easyexport.vn/
Group Facebook: https://www.facebook.com/groups/easyexport.public
Group Telegram: https://t.me/easyexportvn
Group Zalo: https://zalo.me/g/ogorjq056
Hotline: 0813.171.288
Email: [email protected]
Địa chỉ: TT3B-19 KĐTM Phùng Khoang, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
|