Ông Nguyễn Văn Quang – Trưởng Phòng Quản lý thương mại – Sở Công Thương Hải Dương đã trao đổi với phóng viên về vấn đề tiêu thụ nông sản Hải Dương.
Siêu thị Co.opmart chung tay phân phối nông sản Hải Dương MM Mega Market: Đồng hành cùng nông dân Hải Dương trong giai đoạn dịch bệnh |
Thưa ông, năm 2023, dự báo, sản lượng nông sản của Hải Dương như thế nào? Ngành Công Thương Hải Dương đã lên kế hoạch tiêu thụ ra sao?
là một tỉnh nông nghiệp truyền thống và có sản lượng nông sản dồi dào. Dự kiến sản lượng năm 2023 gồm: lúa gạo 720.000 tấn; rau màu mùa đông (su hào: 180.000-200.000 tấn; cà rốt: 80-100.000 tấn; hành tỏi: 80-120.000 tấn). Với cây ăn quả, trái vải thiều Thanh Hà: 65.000-67.000 tấn; ổi 75-80.000 tấn; na 15-20.000 tấn; nhãn 12-15.000 tấn.
Vải thiều là loại trái cây chủ lực của Hải Dương |
Nếu so sánh với thị trường xuất khẩu, ông/bà đánh giá gì về những thuận lợi và khó khăn của việc tiêu thụ nông sản tại nội địa? Những khó khăn đó có thể giải quyết bằng những giải pháp ra sao?
Về thuận lợi, thứ nhất là nông sản ở thị trường nội địa thì phương thức giao nhận, thanh toán thuận lợi hơn so với xuất khẩu rất nhiều.
Thứ hai, tính tương tác giữa người bán và người mua, hỗ trợ vận chuyển dễ dàng do đồng ngôn ngữ, đồng văn hoá tập quán và sự am hiểu thị trường, nên thuận lợi hơn nhiều nếu so với xuất khẩu.
Thứ ba là các quốc gia khác đặt ra hàng rào kỹ thuật rất khắt khe. Khi các FTA có hiệu lực, hàng rào thuế quan được dỡ bỏ thì các nước dựng lên hàng rào kỹ thuật và người nông dân không phải một sớm một chiều đáp ứng ngay được. Do đó, tiêu thụ nội địa cũng gặp thuận lợi hơn do không phải đối diện với hàng rào kỹ thuật.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó, khó khăn trong tiêu thụ nông sản ở thị trường nội địa chính là do sản xuất manh mún, vẫn theo tập quán của người nông dân. Nông dân đang sản xuất bán cái ta có mà chưa nghiên cứu cái thị trường cần
Bên cạnh đó, việc phát triển chợ truyền thống từ xưa đến nay dẫn đến việc người dân chủ yếu tự cung tự cấp. Nông sản từ nơi sản xuất đến các thành phố chủ yếu tập trung tiêu thụ ở các thành phố lớn, các khu dân cư tập trung.
Về tính liên kết, trước đây Chính phủ có quyết định hỗ trợ liên kết 4 nhà, 5 nhà nhưng tôi cho rằng sự liên kết quan trọng nhất chính là doanh nghiệp bán lẻ và người nông dân. Cái này cần xuất phát từ cả 2 phía, nhất là trong bối cảnh các doanh nghiệp lớn của ta chưa nhiều, công tác hỗ trợ cho nông nghiệp, vốn, thâm canh, bao tiêu để tạo uy tín thời gian dài là chưa có.
Chưa kể, nhiều người nông dân sẵn sàng vì cái lợi trước mắt mà từ bỏ các hợp đồng dài hạn. Do đó, sự liên kết này sau nhiều năm dù có chuyển biến nhưng chưa nhiều. Đó là gót chân Asin mà ta cần khắc phục.
Với tư duy đó, Sở Công Thương Hải Dương đang cố gắng từng bước để tạo gắn kết giữa doanh nghiệp và người sản xuất. Các chính sách đất đai và nông nghiệp cần tạo nên các doanh nghiệp thực sự, tạo nên các vùng kinh doanh tập trung để việc tiêu thụ nội địa và cả xuất khẩu cũng thuận lợi hơn nhiều.
Chế biến được cho là giải pháp quan trọng để nâng cao giá trị nông sản, mở rộng cơ hội tiêu thụ, đặc biệt là nông sản có thời gian thu hoạch ngắn. Vậy hoạt động này đã được Hải Dương triển khai như thế nào thời gian qua và mang lại hiệu quả cụ thể gì?
Phải khẳng định là việc chế biến đối với nông sản là rất quan trọng, đặc biệt là nông sản mùa vụ. Với Hải Dương, chúng tôi cũng nhận định được tầm quan trọng này, song trước mắt, chúng tôi quan tâm nhiều hơn đến sơ chế và bảo quản, giảm tổn thất sau thu hoạch. Hải Dương vận dụng tối đa những ưu đãi hỗ trợ của Chính phủ tại Nghị định 57/2008 về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.
Ngành Công Thương cũng có chính sách hỗ trợ cho khuyến công, trong đó có hỗ trợ về ứng dụng máy móc thiết bị mới, chuyển giao công nghệ tiên tiến trong bảo quản, sơ chế nông sản. Kể cả các dự án sấy, bảo quản lạnh đều có thể vận dụng và áp dụng tối đa đến các doanh nghiệp.
Trong năm 2022, kinh phí khuyến công đã được hỗ trợ cho 3 doanh nghiệp để sử dụng máy móc rửa, đóng hộp, đóng lọ nông sản sơ chế. Với sản phẩm có thể kéo dài thời gian thu hoạch như vải, có những cơ sở đã được hỗ trợ để tăng thời gian bảo quản, bước đầu đã thành công. Năm nay chúng tôi tiếp tục ứng dụng sơ chế bảo quản để đưa nông sản đi xa hơn.
Xin cảm ơn ông!
Phương Lan thực hiện – congthuong.vn