Các hiệp định thương mại tự do (FTA) được kỳ vọng sẽ là chìa khóa để hoạt động xuất khẩu duy trì tăng trưởng trong năm 2023.
Tận dụng hiệp định thương mại tự do thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa trong bối cảnh mới Hiệp định Thương mại tự do: Đưa Việt Nam ra thế giới và thế giới về Việt Nam |
Các FTA đã được tận dụng hiệu quả
Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài đã khiến kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng sụt giảm, trong đó có thủy sản. Song ngay khi kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kết thúc, các doanh nghiệp đã tích cực quay lại guồng sản xuất và xuất khẩu, đồng thời tận dụng tốt nhất các ưu đãi từ các (FTA) nhằm gia tăng kim ngạch.
Xuất nhập khẩu dự báo gặp khó trong năm 2023 và các FTA sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp duy trì tăng trưởng. |
Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương) cho biết: “Chúng tôi cũng đã thúc đẩy để tiến tới gần hơn với quá trình kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do với Israel cũng như tạo một bước để có thể thâm nhập thị trường Trung Đông thông qua cửa ngõ UAE”.
Có thể thấy thị trường mới đang là mảnh đất tiềm năng để doanh nghiệp nắm bắt cơ hội. Đơn cử như tại thị trường châu Phi, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang Algeria đạt hơn 141 triệu USD, giảm 7,8% so với năm 2021. Những mặt hàng xuất khẩu chính là cà-phê, hóa chất, hàng thủy sản, kim loại và sản phẩm, hạt tiêu. Đáng chú ý, năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu được mặt hàng gạo trở lại, đạt kim ngạch hơn 218.000 USD sau khi năm 2021 không thâm nhập được thị trường này.
Tuy nhiên, Bộ Công thương cũng khuyến cáo, với thị trường châu Á, châu Phi, để tận dụng tốt các FTA thì doanh nghiệp phải bảo đảm nguồn nguyên liệu đầu vào cho hàng hóa xuất khẩu. Cùng với đó, phải đẩy mạnh xuất khẩu sang một số thị trường ngách, thị trường tiềm năng như Bangladesh, Pakistan và coi các thị trường này là “bàn đạp” để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ – thị trường có sức mua lớn của hơn 1,4 tỷ dân… Hoặc thị trường châu Phi với nhu cầu nhập khẩu hàng hóa lên đến 600 tỷ USD/năm nhưng Việt Nam mới khai thác được 0,6% thị phần.
nhandan.vn – congthuong.vn