Được ví như “mạch máu” của nền kinh tế, logistics cần được đầu tư mạnh mẽ, đặc biệt trong khía cạnh số hóa để có thể đáp ứng, thích nghi với bối cảnh thị trường
Đây là nội dung được các chuyên gia đưa ra tại Hội thảo ‘‘ để xây dựng hiện đại, bền vững’’ do Bộ Công Thương tổ chức chiều 27/4, tại Hà Nội.
Việt Nam – thị trường đầy tiềm năng để phát triển dịch vụ logistics
Ông Phan Văn Chinh – Cục trưởng (Bộ Công Thương) – cho biết, tốc độ tăng trưởng ngành bình quân hàng năm từ 14 – 16%, số lượng và chất lượng dịch vụ logistics được nâng cao, đóng góp quan trọng trong việc đưa tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam năm 2022 lên 730,2 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2021. “Đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh thương mại toàn cầu và trong nước gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và những rủi ro, bất ổn về kinh tế, chính trị trên phạm vi toàn cầu”, ông Phan Văn Chinh nhấn mạnh.
Toàn cảnh phiên thảo luận 1 |
Cùng với nhà kho hiện đại, nhà kho thông minh được đánh giá là xu hướng tất yếu của logistics hiện đại. Động lực thúc đẩy cho sự thay đổi trong phát triển nhà kho thông minh trong tương lai đến từ 5 yếu tố gồm: Nhu cầu thị trường gia tăng; tài nguyên đất khan hiếm; chi phí nhân công gia tăng; sự phát triển của công nghệ; cam kết COP26.
Đánh giá cao về các về những ý tưởng, kinh nghiệm hay, cách làm hiệu quả trong việc chuyển đổi số logistics từ các Hiệp hội, doanh nghiệp dịch vụ logistics, các chuyên gia, nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế; các kiến nghị với cấp có thẩm quyền, các cơ quan chức năng về các chính sách, giải pháp nhằm khuyến khích, hỗ trợ chuyển đổi số trong logistics, lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, đây cũng là một trong những cơ sở quan trọng để cùng các bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu, xây dựng Chiến lược phát triển dịch vụ logistics của Việt Nam đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045.
Nhóm phóng viên – congthuong.vn