Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam như thủy sản, cà phê, cao su… đã được xuất khẩu vào thị trường Mexico và đạt mức tăng trưởng khá cao từ 27-65%.
Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Cần chuyển nhanh từ tiểu ngạch sang chính ngạch Nông sản, thực phẩm Việt chinh phục thị trường Nhật Bản |
Thị trường tiềm năng
Đem các sản phẩm phẩm từ trà, cà phê, thảo dược được kết hợp sản xuất từ cây Bồ Công Anh tham dự hội thảo: “Thúc đẩy hợp tác thương mại Việt Nam – Mexico”, ông Đỗ Thanh Phương, Giám đốc Công ty TNHH Phát triển P&K cho biết, việc tham gia các chương trình này giúp công ty tìm kiếm đối tác mở rộng thị phần trong nước, cũng như hợp tác .
Hiện công ty của ông đầu tư vùng trồng tại Tân Hồng, Đồng Tháp đủ nguyên liệu phục vụ tiêu dùng trong nước, nên đang tìm kiếm đối tác để mở rộng vùng trồng, hướng đến xuất khẩu.
Cũng như ông Phương, hơn 100 doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực năng lượng, viễn thông, nông nghiệp kỹ thuật cao và các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao… tham dự tọa đàm cũng mong muốn tìm cơ hội đẩy mạnh liên kết, hợp tác về đầu tư và thương mại, mở rộng xuất khẩu sang thị trường này.
Ông Vũ Minh Anh, Lãnh sự danh dự Lãnh sự quán Mexico tại TP. Hồ Chí Minh cho rằng, các doanh nghiệp Việt nên “thay đổi tư duy theo hướng dây chuyền cung ứng toàn cầu” để khai thác tối đa lợi thế hợp tác thương mại, đầu tư giữa 2 nước |
Ông Vũ Minh Anh cho rằng ngoài việc đầu tư trực tiếp, các doanh nghiệp Việt nên “thay đổi tư duy theo hướng dây chuyền cung ứng toàn cầu”. Thay vì dồn nhiều nguồn lực đầu tư trực tiếp, các doanh nghiệp có thể tìm đối tác Mexico để thực hiện liên doanh, tận dụng thế mạnh của nhau nhằm sản xuất hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho các thị trường khó tính và có yêu cầu cao.
Theo bà Võ Thị Phương Lan, Phó chủ tịch Hiệp hội Logistics TP. Hồ Chí Minh (HLA), Mexico kết nối giữa Đại Tây Dương và châu Á-Thái Bình Dương, có bờ biển dài nên rất thuận lợi cho giao thương và vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.
Với lợi thế đều là thành viên CPTPP, Mexico đã cam kết xóa bỏ 77% số dòng thuế ngay, tương đương 36,5% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam và sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 98% số dòng thuế vào năm thứ 10 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
Nhờ đó, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như thủy sản, cà phê, cao su, điện thoại và linh kiện, phụ tùng ô tô vào Mexico thời gian gần đây đạt mức tăng trưởng khá cao từ 27-65%. Ngược lại, Mexico cũng từng bước đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm thịt bò, thịt lợn, nông sản, đồ uống vào Việt Nam.
Bà Lan cho biết thêm, để đạt được hiệu quả kinh tế trong giao thương hàng hoá, các doanh nghiệp cần tối ưu hóa chi phí logistics bằng cách sử dụng chuỗi dịch vụ logistics tích hợp: khai báo hải quan, vận chuyển nội địa, vận chuyển quốc tế, kho bãi… Đồng thời, tối ưu vận tải, sử dụng container nhập hàng để đóng hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp giảm 50% chi phí vận chuyển nội địa; sử dụng container nhập hàng để đóng hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian nâng cao năng lực sản xuất.
Hà Linh – congthuong.vn