2 tháng đầu năm nay, nhập khẩu điều thô tăng trưởng 2 con số. Campuchia tiếp tục là thị trường cung cấp điều lớn nhất cho Việt Nam. Điều này liệu có bất thường?
Nhập khẩu điều thô của Việt Nam tăng mạnh Điều mất mùa nặng, lượng điều thô nhập khẩu tăng cao Ngành điều hạ mục tiêu xuất khẩu năm 2022 |
Thống kê sơ bộ từ cho thấy, 2 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đã nhập khẩu 272 nghìn tấn hạt điều thô, với giá trị hơn 360 triệu USD, tăng 78,2% về lượng và tăng 52,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
Nhập khẩu điều từ Campuchia tăng vọt, liệu có bất thường? |
Trong đó, Campuchia tiếp tục là thị trường cung cấp điều lớn nhất cho Việt Nam. Trong 2 tháng qua, giá trị nhập khẩu điều từ nước này ước đạt gần 130 triệu USD, tăng 75,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng cả năm 2022, Việt Nam đã chiếm tới 98,5% sản lượng điều xuất khẩu của , tương đương 660.000 tấn, trị giá hơn 1 tỉ USD.
Ở chiều ngược lại, xuất khẩu điều 2 tháng đầu năm chỉ đạt 353 triệu USD, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, trong 2 tháng, ngành điều nhập siêu gần 7 triệu USD sau khi cả năm 2022 xuất siêu gần 400 triệu USD.
Trong bối cảnh thị trường đầu ra đang khó khăn, đơn hàng giảm, giá điều nhân và giá điều thô chưa đứng ở mức tương xứng với nhau, câu hỏi đặt ra liệu chăng giai đoạn bất thường tái diễn?
Trao đổi với phóng viên xung quanh vấn đề này, ông Bạch Khánh Nhựt, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) – cho hay, về lượng hạt điều thô nhập khẩu tăng đột biến từ Campuchia, số liệu này là đúng, bởi hiện nay đang diễn ra mùa vụ thu hoạch hạt điều tại Campuchia. Trong khi khoảng 4 – 5 năm nay, tất cả hạt điều của Campuchia đều bán cho người Việt Nam.
Nói rõ hơn về vấn đề này, ông Bạch Khánh Nhựt chia sẻ, hiện, 99% hạt điều thô của Campuchia là bán sang thị trường Việt Nam, còn 1% là họ để tiêu dùng trong nước chứ không xuất khẩu đi thị trường khác. Ở đây là do vấn đề về logistics. 1 lô hàng hạt điều, khi họ bán sang thị trường Việt Nam chỉ khoảng 1 – 2 ngày là họ có thể thu tiền, trong khi bán sang thị trường Ấn Độ, họ phải chi phí container, chi phí cước tàu biển,…
“Lợi nhuận cao, vận chuyển nhanh, thanh toán dễ dàng nên 99% điều thô từ thị trường Campuchia đang có xuất khẩu về Việt Nam và tạo nên mối quan hệ mua – bán giữa doanh nghiệp hai nước với nhau”, ông Bạch Khánh Nhựt nói.
Trong quá trình giao dịch thời điểm này, có thể doanh nghiệp Việt Nam do chưa có đơn hàng xuất khẩu điều nhân, trong khi vụ mùa thu hoạch điều của Campuchia đang diễn ra, nên họ có thể trả trước tiền hàng, còn hàng thì gửi tại kho ở Campuchia để chờ thị trường xuất khẩu sôi động trở lại. Hoặc có thể họ vận chuyển về và trữ trong kho của nhà máy.
“Nhập khẩu điều thô tăng mạnh, việc mua bán này là do doanh nghiệp hai nước đang giữ mối với nhau. Vào mùa vụ thì doanh nghiệp phải mua vào, chứ không phải là do đơn hàng nhân của Việt Nam tăng nóng”, ông Bạch Khánh Nhựt nhấn mạnh.
Về nhập lậu hay không thì chỉ có cơ quan chức năng mới có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, theo ông Bạch Khánh Nhựt, thực tế là có nhập lậu. Bởi lẽ, Việt Nam và Campuchia biên giới rất dài, đây lại là đường đồng bằng, khác với một số cửa khẩu biên giới giáp với Lào, chủ yếu đường đèo núi, chỉ có một số cửa khẩu được thông quan. Việc nhập khẩu điều đôi khi được vận chuyển bằng các xe ô tô tải trọng nhỏ 5 – 7 tấn chứ không cứ nhất thiết phải vận chuyển bằng container. Quản lý việc này, Hiệp hội Điều Việt Nam cũng không có chức năng.
Mặt khác, các doanh nghiệp trong nước có thể họ mua bằng các quan hệ cá nhân giữa bạn hàng với bạn hàng. Hiệp hội cũng không nắm được là doanh nghiệp nhập khẩu có khai báo với cơ quan chức năng địa phương hay không.
Ông Bạch Khánh Nhựt cho biết thêm, hiện nay, tại châu Phi, vụ mùa đang diễn ra ở các nước Đông Phi gồm Tanzania và Mozambique. Nhưng hiện nay, sản lượng nhập khẩu của Việt Nam từ các thị trường này về cũng chưa có nhiều. Bởi hiện mới đầu năm, các thị trường nhập khẩu hạt điều nhân của Việt Nam vẫn chưa khởi động hợp đồng mua mới. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng rất hạn chế trong việc nhập điều thô. Do đó, việc nhập khẩu điều thô hiện nay đang rất chậm so với cùng thời kỳ những năm trước.
Bởi trong bối cảnh chưa có đơn hàng điều nhân xuất khẩu, doanh nghiệp lại điều thô về, điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tự “ngâm tiền” và đối diện với nhiều khó khăn trong tài chính. “Riêng về số liệu nhập khẩu điều từ Campuchia cần tính theo cả năm, khi đó, chúng ta mới có thể kết luận việc nhập khẩu là nhiều hay ít”, ông Bạch Khánh Nhựt cho biết thêm.
Nguyễn Hạnh – congthuong.vn