Việc cho phép nhập khẩu điều nhân vào Việt Nam mà không kèm theo các biện pháp bảo vệ ngành điều trong nước khiến vị trí dẫn đầu chuỗi cung ứng đang bị lung lay
Ngành điều- nguyên liệu phải nhập khẩu đến 70% Ngành điều Việt Nam: Vẫn lớn nhưng không mạnh |
Hiệp hội Điều Việt Nam vừa có Công văn gửi (Bộ Công Thương) trước thềm Hội nghị: “Tháo gỡ khó khăn trong sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu” diễn ra vào ngày 26/4 tới đây.
Ngành điều Việt đang đối diện với mối nguy lớn
Nói về những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ, ông Bạch Khánh Nhựt – Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) – thông tin, hiện và Mỹ ngày càng siết chặt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm; Trung Quốc quy định chặt chẽ và thực thi nghiêm các quy định nhập khẩu nông sản thực phẩm qua biên giới. Tranh chấp thương mại khá nhiều, trong đó, phần lớn nằm ở khâu nhập khẩu điều thô về chất lượng, giá cả, thời gian giao hàng do gần 3/4 nguyên liệu của ngành điều Việt Nam là nhập khẩu. Các tranh chấp này ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các hợp đồng nhân.
Lo ngại mất vị trí dẫn đầu chuỗi cung ứng, ngành điều kiến nghị khẩn |
Đáng chú ý, trong ngành sản xuất, và chế biến đã và đang diễn ra một vấn đề gây bức xúc và lo lắng cho các doanh nghiệp điều Việt Nam và có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại của ngành điều Việt Nam cả trong sản xuất điều thô lẫn chế biến điều nhân. Đó là hệ quả của việc cho phép nhập khẩu điều nhân vào Việt Nam mà không áp dụng kèm theo các biện pháp bảo vệ ngành chế biến điều trong nước.
“Với hơn 10.158 tấn điều nhân được nhập vào Việt Nam trong tháng 1 và tháng 2 sẽ tương đương với gần 44.000 tấn hạt điều thô. Còn năm 2022, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, đã có 78.583 tấn được nhập vào Việt Nam, tương đương gần 350.000 tấn hạt điều thô – lớn hơn tổng sản lượng điều thô Việt Nam sản xuất trong một năm”, ông Bạch Khánh Nhựt chia sẻ và cho rằng, mặc dù, nhiều năm qua Việt Nam đang dẫn đầu chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị điều toàn cầu, nhưng vị thế đó của Việt Nam đang bị lung lay, bị đe dọa và chắc chắn sẽ xảy ra nếu chúng ta không thay đổi và ngăn chặn xu thế này ngay từ bây giờ.
Ông Bạch Khánh Nhựt phân tích, chủ trương của các nước trồng điều ở châu Phi và gần đây có cả Campuchua là phát triển công nghiệp chế biến điều, giảm dần xuất khẩu điều thô. Vì vậy, họ đưa ra nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ để thu hút đầu tư các nhà máy chế biến điều. Đồng thời, với điều thô xuất khẩu, họ quy định và giám sát chặt giá xuất khẩu tối thiểu; áp mức thuế xuất khẩu cao. Nhưng với điều nhân xuất khẩu, họ miễn thuế. Trong khi đó, cả điều thô và điều nhân khi nhập vào Việt Nam để chế biến, xuất khẩu đều được Việt Nam miễn thuế.
Chính sách của nhà nước 2 bên như vậy dẫn đến sự bất bình đẳng trong thương mại giữa doanh nghiệp chế biến 2 nước; tạo điều kiện để điều nhân từ châu Phi nhập khẩu vào Việt Nam; chẳng những không đem lại lợi ích gì cho đất nước mà còn đem đến những nguy cơ lớn đối với toàn ngành điều Việt Nam và ảnh hưởng lớn đến kinh tế – xã hội của Việt Nam.
Theo đó, với các doanh nghiệp chế biến điều xuất khẩu, do chỉ thực hiện 1 đến 3 công đoạn cuối (khoảng 20% toàn dây chuyền chế biến nếu tinh từ điều thô), thậm chí chỉ đóng gói vào bao bì mới nên giá trị gia tăng không lớn. Phương thức này chỉ do 1 số doanh nghiệp lớn (hiện tại, chủ yếu là doanh nghiệp FDI) làm đầu mối thực hiện, lợi nhuận chủ yếu tập trung cho số doanh nghiệp này.
Các loại nhân nhập về hầu hết có chất lượng thấp; khi xuất đi sẽ làm giảm chất lượng chung của ngành điều Việt Nam, làm mất dần uy tín và thị phần của điều nhân Việt Nam trên thương trưởng quốc tế. Làm mất đi một “” được dày công xây dựng trong nhiều năm qua.
Nếu để phương thức kinh doanh này phát triển, các doanh nghiệp chế biến lớn của Việt Nam để tồn tại cũng sẽ chuyển sang phương thức này. Từ đó, phải thu hẹp sản xuất theo hướng tập trung vào vải công đoạn cuối, bỏ phi đi phần lớn dây chuyển hiện đại đã đầu tư (mỗi nhà máy hiện đại thường phải đầu tư từ 100 đến 500 tỷ đồng Việt Nam). Nhiều công nhân, người lao động sẽ mất việc làm.
Các công ty hiện tại ở châu Phi thông qua Việt Nam bán được hàng, có lợi nhuận cao sẽ tiếp tục đầu tư. Các công ty khác cũng đầu tư những nhà máy mới. Công nghiệp chế biến điều của các nước này sẽ phát triển mạnh từ chính sự dễ dãi của thị trường Việt Nam và sự không công bằng trong cạnh tranh giữa doanh nghiệp chế biến tại châu Phi và Việt Nam.
Từ đó, các nhà máy này sẽ chặn dần nguồn nguyên liệu hạt điều thô của các nhà máy Việt Nam để đáp ứng nhu cầu chế biến tại chỗ, khiến các nhà máy nhỏ và vừa Việt Nam phá sản.
Tiếp đến, họ vươn lên nằm vững công nghệ, thiết bị, nâng cao chất lượng và giành chiếm dần thị trường điều nhân thế giới, “bóp chết” ngành chế biến điều Việt Nam trong tương lai không xa.
Nhân điều nhập khẩu vào Việt Nam sau đó xuất khẩu sẽ cạnh tranh trực tiếp với hạt điều thô trong nước, do giá thành chế biến, nhập khẩu không cao nên dễ dàng điều chỉnh giá bán do người nhập khẩu có lợi nhuận cao sẽ khiến giá điều thô trong nước chịu áp lực giảm giá lớn.
Các nhà máy chế biến ngày càng chịu áp lực chuyển sang sử dụng
nhân điều nhập khẩu thay vì chế biến từ điều thô do chi phí chế biến và quản lý chế biến thấp hơn vì chỉ phải làm khoảng 20% công việc so với chế biến từ điều thô; thời gian hoàn thành sản phẩm để giao cho khách hàng nhanh hơn; dự trữ nguyên liệu ít hơn, ngắn hơn nên sử dụng vốn ít hơn, quay vòng nhanh hơn.
Do đó, hạt điều thô Việt Nam sẽ ngày càng khó tiêu thụ. Mặt khác, việc các nhà máy chế biến của Việt Nam thu hẹp dần sản xuất như trên phân tích; cũng đồng thời sẽ là vùng nguyên liệu bị thu hẹp; đời sống của hàng trăm ngàn hộ nông dân trồng điều sẽ gặp khó khăn.
Đề xuất ban hành các biện pháp , hàng rào kỹ thuật phù hợp
Do tính chất nghiêm trọng của vấn đề này, VINACAS khẩn thiết đề nghị chủ trì, củng các bộ, ngành liên quan hỗ trợ tìm giải pháp, trình Chính phủ cho phép thực hiện để sớm tạo sự công bằng trong chế biến và kinh doanh điều nhân trên thị trường quốc tế.
Theo đó, VINACAS đề nghị đàm phán, ký các hiệp định song phương với từng nước về miễn thuế xuất nhập khẩu với hàng hóa của nhau; trong đó có việc bạn miễn thuế với điều thô xuất khẩu sang Việt Nam. Như vậy, chúng ta sẽ không cần phải thay đổi các quy định hiện hành.
Trong trường hợp phía bạn không đồng thuận, VINACAS đề nghị các Bộ, Ngành và Chính phủ xem xét để áp dụng nguyên tắc “có đi có lại” trong quan hệ quốc tế để không miễn thuế nhập khẩu với nhân điều nhập khẩu vào Việt Nam; áp thuế xuất 25% với hạt điều đã bóc vỏ (Mã 0801.32.00), theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Nghị định 57/2020/NĐ-CP ngày 10/07/2020. Áp giá nhập khẩu tối thiểu đối với nhân điều nhập khẩu vào Việt Nam.
“Các nước xuất khẩu nhân điều vào Việt Nam áp thuế xuất khẩu và giá xuất khẩu tối thiểu với hạt điều thô, khiến cho nhân điều chế biến tại Việt Nam bị cạnh tranh không công bằng với nhân điều nhập khẩu. Ấn Độ đang áp dụng chính sách này với điều nhân nhập khẩu”, VINACAS dẫn chứng.
Nguyễn Hạnh – congthuong.vn