Chiều 15/9, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Kết nối tiêu thụ nông sản tại thị trường Hà Lan và các nước khu vực Bắc Âu.
Sự kiện do Tổ Diễn đàn Kết nối nông sản 970 () phối hợp với Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp tổ chức. Diễn đàn Kết nối tiêu thụ nông sản tại thị trường Hà Lan và các nước khu vực Bắc Âu cũng nằm trong chuỗi hoạt động Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 22 – AgroViet 2022.
Toàn cảnh Diễn đàn |
Về phía nhà mua, ông Như Nguyễn – Giám đốc Công ty VIEC tại Hà Lan – cho hay, tuy Hà Lan chỉ có 17 triệu dân nhưng lại là thị trường ‘cửa ngõ’ nhập khẩu và tái xuất sang các thị trường EU khác. Do đó, nếu muốn đưa các sản phẩm vào thị trường Hà Lan, các doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược dài hạn, cần phải thực hiện nhiều bước để quảng bá thương hiệu nông sản để người tiêu dùng hiểu được giá trị của nông sản đó. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần nắm bắt được văn hóa tiêu dùng, văn hóa trong kinh doanh, xuất nhập khẩu của các đối tác tại Hà Lan.
Về công tác tổ chức sản xuất, chế biến nông sản nhằm nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu sang , ông Triệu Thành Nam – Đại diện Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) – cho rằng, Việt Nam cần tập trung vào thương hiệu, cũng như nâng cao chất lượng để tổ chức sản xuất và chế biến nông sản đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe của châu Âu. Trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với các bộ ngành liên quan hỗ trợ bà con nông dân, cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã đi theo chuỗi giá trị ngành hàng nhằm nâng cao chất lượng và giá trị các sản phẩm xuất sang EU.
Ông Nguyễn Quốc Toản – Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho rằng, thị trường Bắc Âu còn nhiều dư địa để phát triển và đòi hỏi những tiêu chuẩn rất cao và khắt khe. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta coi đó là khó khăn. Câu hỏi đặt ra là ta lựa chọn ‘vũ khí’ gì để chinh phục thị trường này? Muốn thực hiện được chúng ta cần dựa theo sự hiểu biết và thông tin đầy đủ. Ví dụ như việc lựa chọn các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam, các sản phẩm ‘đường xa đi nhẹ’ nhưng có giá trị cao để xuất khẩu sang thị trường Bắc Âu.
Để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Bắc Âu, ông Nguyễn Quốc Toản việc lựa chọn các mặt hàng đủ lực, đủ mạnh, cùng với hàm lượng chế biến ngày càng được nâng cao, sự chăm chút của cộng đồng doanh nghiệp cho khâu đóng gói, bao bì, nhãn mác và là những yếu tố rất quan trọng. Để có thể triển khai những công việc đó một cách hiệu quả, cần sự kết nối tổng thể giữa hiệp hội ngành hàng, cơ quan quản lý Nhà nước, các tham tán thương mại.
Nguyễn Hạnh – Xuân Lương – congthuong.vn