Trên 120 sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm OCOP,… tham dự Triển lãm chuyên đề diễn ra trong suốt tháng 6/2023 nhằm quảng bá, xúc tiến đến khách hàng.
Tạo đà cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội phát triển Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2022: Sân chơi cho các nghệ nhân Việt |
Triển lãm chuyên đề các sản phẩm , OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu ngành khảm trai, sừng mỹ nghệ, thêu ren năm 2023 là sự kiện thứ 2 trong chuỗi các hoạt động triển lãm chuyên đề tại “Điểm trưng bày, giới thiệu và quảng bá sản phẩm OCOP Thủ đô” năm 2023 được giao Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp tổ chức.
Các sản phẩm tham gia trưng bày tại triển lãm |
Theo số liệu thống kê của , xuất khẩu sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ trong tháng 5/2023 giảm mạnh và đạt mức thấp nhất kể từ tháng 9/2021, đạt 10 triệu USD, giảm 20% so với tháng 4/2023 và giảm 43,6% so với tháng 5/2022. Tính chung trong 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ ước tính đạt 61,95 triệu USD, giảm 48,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Những khó khăn của kinh tế thế giới đã có tác động đáng kể đến nền kinh tế Việt Nam. Nhu cầu tiêu dùng toàn cầu giảm dẫn đến các doanh nghiệp Việt Nam thiếu đơn hàng và buộc phải cắt giảm lao động. Trong đó, các sản phẩm làng nghề, công nghiệp nông thôn nói chung và của Hà Nội nói riêng cũng chịu tác động không nhỏ.
Dự báo, lạm phát và lãi suất tiếp tục ở mức cao, nền kinh tế đầu tàu khu vực rơi vào suy thoái là những thách thức đối với nền kinh tế khu vực châu Âu trong các tháng còn lại của năm 2023.
Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu nói chung và với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu nói riêng đối điện với không ít thách thức từ thị trường nhập khẩu, các chuyên gia nhận định, Triển lãm chuyên đề các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ngành khảm trai, sừng mỹ nghệ, thêu ren và các sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2023 sẽ là nơi kết nối, quảng bá, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP trong nước và quốc tế; đồng thời hỗ trợ trong tác xúc tiến xuất khẩu cho các doanh nghiệp, làng nghề.
Bên cạnh đó, còn góp phần bảo tồn, giữ gìn giá trị sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, chuyển tải, quảng bá văn hóa vùng miền tới cộng đồng người tiêu dùng trên thị trường; hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế Thủ đô.
Ngoài các hoạt động xúc tiến, quảng bá sản phẩm, để phát triển bền vững, nhiều ý kiến cho rằng, các doanh nghiệp cần liên kết chặt chẽ với các hợp tác xã hoạt động chuyên nghiệp để xây dựng vùng nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Bên cạnh đó, để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, cần hình thành các trung tâm thiết kế thủ công mỹ nghệ để liên tục đổi mới mẫu mã, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng quốc tế.
Nguyễn Hạnh – congthuong.vn