Các doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc có cơ hội mở rộng hợp tác kinh tế – thương mại, tạo điều kiện để hàng hoá Việt Nam thâm nhập thị trường Chiết Giang.
Việt Nam – Trung Quốc: Tăng cường hợp tác về lĩnh vực quản lý thị trường Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc đạt trung bình 10 tỷ USD/tháng |
Thực hiện kế hoạch phục vụ kinh tế năm 2023, vừa qua, tại Hàng Châu (Thủ phủ tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc), Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Thượng Hải đã phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại () và Ủy ban Xúc tiến thương mại quốc tế (CCPIT) tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc tổ chức “Hội nghị Xúc tiến thương mại, đầu tư Việt Nam – Trung Quốc (Chiết Giang)”.
Hội nghị thu hút sự tham gia của đại diện gần 80 doanh nghiệp hai bên, trong đó có 6 khu/cụm công nghiệp, một số doanh nghiệp sản xuất, thương mại của Việt Nam và các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực điện tử, dệt may, y dược, chế tạo máy móc, sản xuất thực phẩm… của tỉnh Chiết Giang. Điểm nổi bật của Hội nghị lần này là công tác xúc tiến tập trung vào việc kết nối các doanh nghiệp Trung Quốc có nhu cầu hợp tác với các khu/cụm công nghiệp Việt Nam.
Doanh nghiệp hai nước trao đổi bên lề Hội nghị |
Chủ tịch Ủy ban Xúc tiến thương mại quốc tế Chiết Giang đề nghị, doanh nghiệp hai bên tận dụng tốt các cơ hội, trong đó có Hiệp định RCEP, mở rộng trao đổi kinh tế – thương mại, tiếp tục đi sâu hợp tác sáng tạo, đẩy nhanh thực hiện liên kết phát triển, cùng thúc đẩy giao lưu, hợp tác doanh nghiệp hai bên.
Ông Nông Đức Lai – Tham tán Thương mại Việt Nam tại Trung Quốc và ông Nguyễn Bá Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư phát triển Công Thương, Bộ Công Thương đã giới thiệu tình hình hợp tác thương mại Việt Nam – Trung Quốc, cũng như tình hình phát triển kinh tế – xã hội, các chính sách ưu đãi, lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư hiện nay của Việt Nam. Hội nghị cũng giành phần lớn thời gian để doanh nghiệp hai bên gặp gỡ trực tiếp, trao đổi thông tin và tìm kiếm cơ hội hợp tác.
Chiết Giang là một trong những khu vực phát triển năng động, đổi mới tích cực nhất ở Trung Quốc; đây cũng là tỉnh ven biển lớn với nhiều lợi thế và tiềm năng vượt trội. Trong những năm gần đây, nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ Chính phủ, tỉnh Chiết Giang đã thực hiện hàng loạt các hoạt động kết nối giao thương, hợp tác quốc tế đa chiều, với nhiều góc độ và lĩnh vực khác nhau. Đáng chú ý, tỉnh đã đẩy nhanh nhịp độ đầu tư và hợp tác nước ngoài, liên tục tối ưu hóa công nghiệp, công nghệ, liên kết và thúc đẩy thương mại trong nước và quốc tế. Việt Nam là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Trung Quốc trong khu vực ASEAN, là điểm “dừng chân” lý tưởng của các doanh nghiệp đồng thời cũng là điểm đầu tư nước ngoài tập trung nhất của Chiết Giang. Ngày 1/1/2022, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực, tạo nền tảng tốt cho đầu tư và thương mại song phương giữa Chiết Giang và Việt Nam. Quan hệ hai bên ngày càng khăng khít, phát triển khi tổng kim ngạch thương mại hàng năm đều tăng và không ngừng mở rộng. |
Nhật Khôi – congthuong.vn