Dự án tạo thuận lợi thương mại (TFD) đã góp phần giảm thời gian thông quan và nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Thủ tướng Chính phủ ra Công điện về thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu Thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lạng Sơn đạt hơn 1.000 xe/ngày |
Thông tin tại Lễ tổng kết Dự án TFP do USAID tài trợ được Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Bộ Tài chính tổ chức sáng 12/4 cho thấy, Dự án tạo thuận lợi (TFP) do USAID tài trợ với mục tiêu nhằm hỗ trợ Chính phủ Việt Nam áp dụng và triển khai cách tiếp cận quản lý rủi ro tại cơ quan hải quan và cơ quan kiểm tra chuyên ngành. Từ đó tăng cường việc thực thi Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đạt được mục tiêu này sẽ giúp Việt Nam hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế, đồng thời giảm thời gian và chi phí thương mại, thúc đẩy xuất nhập khẩu.
Dự án tạo thuận lợi thương mại mang đến những lợi ích nhất định với hoạt động xuất nhập khẩu |
Với số vốn viện trợ gần 22 triệu USD, dự án được kỳ vọng sẽ đạt được các kết quả đầu ra cụ thể theo lộ trình từ 2019 đến 2023.
Mặc dù trong giai đoạn triển khai gặp nhiều khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19, song với sự nỗ lực từ phía Bộ Tài chính, cơ quan Hải quan và sự hỗ trợ của USAID, dự án đã đạt được những kết quả đáng chú ý.
Cụ thể, các chuyên gia cho rằng, đối tượng được hưởng lợi lớn nhất là doanh nghiệp . Lý do, nếu như trước đây, hoạt động kiểm tra chuyên ngành tại Việt Nam có sự tham gia của nhiều bộ ngành khiến thời gian thông quan hàng hóa tại biên giới bị kéo dài thì khi triển khai dự đã có sự rút ngắn đáng kể.
Từ năm 2019 – 2020, hoạt động kiểm tra chuyên ngành đã góp phần giảm một nửa thời gian thông quan trung bình tại biên giới đối với hàng nhập khẩu (từ 104 giờ xuống 55 giờ); giảm 2,5 lần thời gian thông quan trung bình đối với hàng xuất khẩu (từ 96 giờ xuống 38 giờ); giảm 45% chi phí hoàn tất các thủ tục qua biên giới cho doanh nghiệp đối với hàng nhập khẩu (từ 569 USD xuống 313 USD) và 20% đối với hàng xuất khẩu (từ 420 USD xuống 338 USD).
Một trong những nguyên nhân của kết quả trên là trong thời gian triển khai tại Việt Nam, dự án đã hỗ trợ hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý hải quan và xây dựng các quy định về quản lý hải quan đối với các giao dịch qua thương mại điện tử; xây dựng Nghị định về kiểm tra chuyên ngành trong triển khai Đề án Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất hàng hóa nhập khẩu theo Quyết định 38/QĐ-TTg. Đồng thời, hỗ trợ xây dựng chiến lược phát triển hải quan giai đoạn 2021 – 2030 và triển khai Đề án tái thiết kế hệ thống công nghệ thông tin hải quan hướng tới hải quan số, hải quan thông minh.
Dự án còn hỗ trợ nâng cao vai trò của Ủy ban Một cửa quốc gia, một cửa ASEAN và Tạo thuận lợi thương mại quốc gia thông qua việc xây dựng cơ chế thực hiện các hoạt động tạo thuận lợi thương mại tại địa phương; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Hải quan thông qua các chương trình đào tạo về các lĩnh vực nghiệp vụ quan trọng.
Ngoài ra, dự án còn hỗ trợ thực hiện quản trị Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO với việc đánh giá mức độ thực thi các cam kết nhằm chuyển đổi lộ trình cam kết thực hiện Hiệp định phù hợp với tình hình triển khai các biện pháp tạo thuận lợi thương mại mà Việt Nam đã đạt được. Kết quả là sau khi thực hiện chuyển đổi, Việt Nam đã hoàn thành 84% các cam kết tại Hiệp định và sẽ hoàn thành 100% các cam kết đến năm 2024.
Về các kết quả cụ thể, dự án đã hỗ trợ Việt Nam xây dựng 43 luật và văn bản quy định liên quan đến thương mại (37 trong số đó đã được ban hành); đào tạo cho hơn 3.000 cán bộ nhà nước và đại diện khu vực tư nhân; thu thập 9.000 câu trả lời khảo sát về mức độ hài lòng của doanh nghiệp trên toàn quốc để hỗ trợ đẩy mạnh cải cách. Dự án cũng giúp Việt Nam đi đúng hướng để hoàn thành trước thời hạn các cam kết trong Hiệp định WTO-TFA, hỗ trợ thực hiện 20/24 điều khoản của Hiệp định. Việt Nam dự kiến sẽ tuân thủ đầy đủ Hiệp định WTO-TFA vào cuối năm 2024.
Bảo Ngọc – congthuong.vn