Thông tin tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Séc cho thấy, quan hệ kinh tế thương mại, đầu tư giữa hai nước còn nhiều dư địa tăng trưởng trong thời gian tới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Luxembourg Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Singapore |
Chiều 21/2, tại Hà Nội, Việt Nam (VCCI) phối hợp cùng với Đại sứ quán Cộng hòa Séc tại Việt Nam và Liên đoàn Công nghiệp Séc tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Séc. Sự kiện được tổ chức nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của ông Jozef Síkela – Bộ trưởng Bộ Công Thương Cộng hoà Séc.
Diễn đàn thu hút nhiều đại diện doanh nghiệp hai nước tham gia |
Việt Nam đã ký kết 15 (FTA) thế hệ mới với 55 quốc gia và vùng lãnh thổ, đang đàm phán 2 FTA khác. Trong đó có những Hiệp định thương mại tự do đa phương lớn như Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA); Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
‘Việt Nam tham gia và ký kết FTA với 17/20 đối tác trong G20, 7/7 đối tác trong G7. Trong quá trình hội nhập sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam với 55 nền kinh tế, hơn 90% dòng thuế suất sẽ có lộ trình cắt giảm về 0%. Đây được xem là lợi thế lớn cho các nhà đầu tư khi đầu tư kinh doanh tại Việt Nam’ – Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải thông tin.
Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), theo thông tin từ Hội nghị, đến nay tại Việt Nam có 36.278 dự án FDI từ 141 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng số vốn đăng ký 438,69 tỷ USD. Nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới đã thiết lập cơ sở sản xuất trọng yếu tại Việt Nam… là minh chứng cho chất lượng môi trường đầu tư và triển vọng tăng trưởng của Việt Nam.
Đặc biệt, sau 30 năm duy trì nhịp độ phát triển kinh tế hàng năm từ 6-7%. Các năm 2020, 2021, mặc dù đại dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp trên thế giới, dẫn đến sự sụt giảm của thị trường, đứt gãy nghiêm trọng các chuỗi cung ứng toàn cầu, GDP của Việt Nam vẫn tăng trưởng dương và 2022, nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi mạnh mẽ với GDP tăng 8,02%, cao nhất từ năm 2011, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,8% so với cùng kỳ.
Trong lĩnh vực thương mại quốc tế, năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 732,5 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2021, trong đó xuất khẩu tăng 10,6%, nhập khẩu tăng 8,4%, đưa Việt Nam trở thành 1 trong 20 nền kinh tế có kim ngạch thương mại quốc tế lớn nhất toàn cầu. Đây là những cơ hội rất lớn để Việt Nam – Cộng hoà Séc tăng cường hợp tác thương mại, đầu tư trong thời gian tới.
Cùng quan điểm trên, đại diện Bộ Công Thương Cộng hòa Séc Jozef Síkela, đánh giá Việt Nam là thị trường phát triển nhanh và ổn định hàng đầu châu Á với mức tăng trưởng vượt 7%/năm. Các cơ hội đầu tư và hợp tác kinh tế luôn trải dài từ những địa điểm phía Bắc như Sapa cho tới vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đây cũng là lý do thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp Cộng hoà Séc quan tâm đến môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Đoàn Cộng hoà Séc, do Bộ trưởng Jozef Sikela dẫn đầu, có chuyến thăm Việt Nam từ 19 – 22/2/2023. Tháp tùng Bộ trưởng Cộng hoà Séc là các doanh nghiệp hàng đầu của Séc trong các lĩnh vực có tiềm năng phát triển cao, bao gồm: Năng lượng, xây dựng, tư vấn luật, hệ thống an ninh mạng, dịch vụ đào tạo phi công, vận hành lưới điện, sản xuất bảng mạch, phát triển phần mềm, sản xuất các modun điện tử, dược phẩm, thực phẩm chức năng, vận tải hàng hóa – đường biển, đường hàng không, thiết bị ngành than, bảo hiểm tín dụng, y tế, cơ khí… |
Nguyễn Hoà – congthuong.vn