Công cụ và giải pháp để doanh nghiệp thực phẩm thâm nhập thị trường Nhật Bản
Hội thảo đã tổng kết tiềm năng của thị trường Nhật Bản đối với doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam, đồng thời đưa ra những công cụ chuyển đổi số hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu hiệu quả.
Sáng 10/11, trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Thực phẩm, Đồ uống- Thiết bị công nghệ chế biến, Bao bì ngành thực phẩm đồ uống (Vietfood & Beverage – Propack) 2022, tại Trung tâm Triển lãm Quốc Tế ICE – 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội, Trung tâm Khởi nghiệp và Sáng tạo xã hội (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) phối hợp cùng Công ty cổ phần Seaconsult, Công ty cổ phần Công nghệ AZ-One Việt Nam – Đơn vị chủ quản của Cộng đồng Xúc tiến Xuất khẩu Việt Nam (Easy Export ) và Công ty Vell Trade Consulting từ Nhật Bản phối hợp tổ chức Hội thảo “Thâm nhập & chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản – Công cụ & Giải pháp dành cho doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam”.
Hội thảo đã tổng kết lại những tiềm năng của thị trường Nhật Bản đối với doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam, đồng thời đưa ra những công cụ chuyển đổi số hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu hiệu quả, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh cho hơn 100 doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm & đồ uống.
Phát biểu tại hội thảo, bà Đỗ Hương Lan- Phó Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp và sáng tạo xã hội – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cung cấp đến cho doanh nghiệp hàng loạt các số liệu xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản trong nhiều năm và so sánh với nhiều quốc gia khác về đà tăng trưởng.
Theo bà Đỗ Hương Lan, Việt Nam là nước xuất khẩu đa dạng chủng loại mặt hàng thực phẩm từ hàng thô đến sơ chế và tinh chế. Nhiều mặt hàng thực phẩm của Việt Nam được xếp vào hàng chủ lực, đóng góp tỷ trọng cao trong cơ cấu xuất khẩu và xếp vị trí số 1, 2 thế giới trong nhiều năm qua như gạo, hồ tiêu…
Đáng lưu ý, trong số các thị trường xuất khẩu chủ đạo với hàng thực phẩm của Việt Nam, Nhật Bản là thị trường đứng thứ 5 sau Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, khối ASEAN.
Phát biểu tại hội thảo, bà Đỗ Hương Lan- Phó Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp và sáng tạo xã hội – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cung cấp đến cho doanh nghiệp hàng loạt các số liệu xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản trong nhiều năm và so sánh với nhiều quốc gia khác về đà tăng trưởng.
Theo bà Đỗ Hương Lan, Việt Nam là nước xuất khẩu đa dạng chủng loại mặt hàng thực phẩm từ hàng thô đến sơ chế và tinh chế. Nhiều mặt hàng thực phẩm của Việt Nam được xếp vào hàng chủ lực, đóng góp tỷ trọng cao trong cơ cấu xuất khẩu và xếp vị trí số 1, 2 thế giới trong nhiều năm qua như gạo, hồ tiêu…
Đáng lưu ý, trong số các thị trường xuất khẩu chủ đạo với hàng thực phẩm của Việt Nam, Nhật Bản là thị trường đứng thứ 5 sau Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, khối ASEAN.
Ngoài ra, còn nhiều tiềm năng với hàng thực phẩm Việt Nam nhờ những lợi thế mang lại từ các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam và Nhật Bản là thành viên, nhất là Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản.
Bà Đỗ Hương Lan cũng đem đến cho doanh nghiệp các phân tích sâu sắc về đặc điểm của thị trường Nhật Bản và gợi ý những thay đổi cần có của doanh nghiệp Việt Nam để tiếp cận thị trường này. Bởi vậy, việc khai thác các FTA giữa Việt Nam và Nhật Bản là cực kỳ cần thiết để giảm thuế quan cũng như gia tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam tại thị trường Nhật Bản.
Bà Đỗ Hương Lan cũng đem đến cho doanh nghiệp các phân tích sâu sắc về đặc điểm của thị trường Nhật Bản và gợi ý những thay đổi cần có của doanh nghiệp Việt Nam để tiếp cận thị trường này. Bởi vậy, việc khai thác các FTA giữa Việt Nam và Nhật Bản là cực kỳ cần thiết để giảm thuế quan cũng như gia tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam tại thị trường Nhật Bản.
Chia sẻ về tiềm năng của sản phẩm Việt Nam đối với thị trường Nhật Bản, ông Hisashi Oruga-chuyên gia tư vấn xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, CEO Vell Trade Consultant Inc đã tổng kết nhiều năm kinh nghiệm dưới góc nhìn của một người tiêu dùng cũng như một nhà môi giới sản phẩm quốc tế thâm nhập vào thị trường Nhật Bản.
Ông Oruga còn giúp doanh nghiệp tham gia chương trình mở rộng nhận thức về văn hóa thực phẩm của Nhật Bản, xu hướng tiêu dùng sản phẩm thực phẩm của người Nhật trong những năm gần đây và dự báo về xu hướng trong những năm tới.
Ông Oruga còn giúp doanh nghiệp tham gia chương trình mở rộng nhận thức về văn hóa thực phẩm của Nhật Bản, xu hướng tiêu dùng sản phẩm thực phẩm của người Nhật trong những năm gần đây và dự báo về xu hướng trong những năm tới.
Ông Oruga nhấn mạnh, thực phẩm Việt Nam hoàn toàn có tiềm năng thâm nhập và đóng góp cho nền ẩm thực Nhật Bản nếu tìm được hướng đi đúng đắn. Vì thế, doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam sẽ cần sự nỗ lực lớn để thâm nhập sâu hơn vào thị trường Nhật Bản và đề nghị doanh nghiệp xuất khẩu tập trung chú ý để nhanh chóng nắm bắt những cơ hội bứt phá trong thời gian tới.
Theo ông Nguyễn Ngọc Linh – người sáng lập Cộng đồng Xúc tiến Xuất khẩu Việt Nam Easy Export đã thuyết trình nội dung chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại quốc tế & Công cụ hỗ trợ tiếp cận thị trường Nhật Bản nhằm đem đến cho doanh nghiệp giải pháp chuyển đổi số Export VR Kit – Bộ công cụ marketing Thực tế ảo hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam xác thực uy tín và chứng minh năng lực sản xuất với người mua quốc tế, rút ngắn 30-50% thời gian xác thực cũng như gia tăng khả năng thành công 1.5 lần khi tiếp cận nhà nhập khẩu cho doanh nghiệp.
Theo ông Nguyễn Ngọc Linh – người sáng lập Cộng đồng Xúc tiến Xuất khẩu Việt Nam Easy Export đã thuyết trình nội dung chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại quốc tế & Công cụ hỗ trợ tiếp cận thị trường Nhật Bản nhằm đem đến cho doanh nghiệp giải pháp chuyển đổi số Export VR Kit – Bộ công cụ marketing Thực tế ảo hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam xác thực uy tín và chứng minh năng lực sản xuất với người mua quốc tế, rút ngắn 30-50% thời gian xác thực cũng như gia tăng khả năng thành công 1.5 lần khi tiếp cận nhà nhập khẩu cho doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Ngọc Linh cũng chỉ ra một số đặc điểm của thị trường Nhật Bản như hệ thống phân phối hàng hoá phức tạp, nhiều tầng bậc. Hơn nữa, phần lớn hệ thống bán lẻ không nhập trực tiếp mà thông qua nhà cung ứng, người giới thiệu.
Ngoài ra, thị trường này còn yêu cầu sản phẩm có tiêu chuẩn chất lượng bảo quản an toàn cao và sẵn sàng trả giá cao, thậm chí rất cao cho sản phẩm chất lượng. Bên cạnh uy tín và trung thành cao là những đòi hỏi khắt khe ở chiều ngược lại.
Đặc biệt, Nhật Bản là quốc gia kinh doanh cổ điển nhưng lại rất chịu khó ứng dụng công nghệ cũng như có tinh thần xuất khẩu và nhập khẩu văn hoá cao.
Để thay đổi và tiếp cận thị trường Nhật Bản, ông Nguyễn Ngọc Linh khuyến cáo doanh nghiệp chú trọng nghiên cứu, điều chỉnh sản phẩm phù hợp văn hoá và cuộc sống Nhật Bản; sản phẩm mang đậm bản sắc Việt Nam.
Cùng đó, thiết kế bao bì nhãn mác đẹp, có phong cáh và sử dụng ngôn ngữ tiếng Nhật; chuẩn bị đầy đủ nhất có thể hồ sơ chứng minh uy tín năng lực sản xuất và chất lượng. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải trung thực và đảm bảo sự ổn định về khả năng đáp ứng, chất lượng sản phẩm.
Hơn nữa, để tiếp cận thị trường thành công, doanh nghiệp cần tìm kiếm người giới thiệu uy tín và thấu hiểu văn hoá, pháp luật Nhật Bản cũng như khia thác các FTA giữa hai nước để giảm thuế và nâng cao khả năng cạnh tranh.
Với kinh nghiêm hơn 10 năm làm việc cho Tập đoàn Alibaba.com và đã hỗ trợ hàng nghìn doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thành công, ông Nguyễn Ngọc Linh tin tưởng công nghệ Thực Tế Ảo ứng dụng trong xuất khẩu sẽ hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam thiết lập năng lực marketing xuất khẩu mới, đem lại thế mạnh cạnh tranh mới so với doanh nghiệp của các quốc gia khác, đặc biệt trong lĩnh vực thực phẩm./.
Ngoài ra, thị trường này còn yêu cầu sản phẩm có tiêu chuẩn chất lượng bảo quản an toàn cao và sẵn sàng trả giá cao, thậm chí rất cao cho sản phẩm chất lượng. Bên cạnh uy tín và trung thành cao là những đòi hỏi khắt khe ở chiều ngược lại.
Đặc biệt, Nhật Bản là quốc gia kinh doanh cổ điển nhưng lại rất chịu khó ứng dụng công nghệ cũng như có tinh thần xuất khẩu và nhập khẩu văn hoá cao.
Để thay đổi và tiếp cận thị trường Nhật Bản, ông Nguyễn Ngọc Linh khuyến cáo doanh nghiệp chú trọng nghiên cứu, điều chỉnh sản phẩm phù hợp văn hoá và cuộc sống Nhật Bản; sản phẩm mang đậm bản sắc Việt Nam.
Cùng đó, thiết kế bao bì nhãn mác đẹp, có phong cáh và sử dụng ngôn ngữ tiếng Nhật; chuẩn bị đầy đủ nhất có thể hồ sơ chứng minh uy tín năng lực sản xuất và chất lượng. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải trung thực và đảm bảo sự ổn định về khả năng đáp ứng, chất lượng sản phẩm.
Hơn nữa, để tiếp cận thị trường thành công, doanh nghiệp cần tìm kiếm người giới thiệu uy tín và thấu hiểu văn hoá, pháp luật Nhật Bản cũng như khia thác các FTA giữa hai nước để giảm thuế và nâng cao khả năng cạnh tranh.
Với kinh nghiêm hơn 10 năm làm việc cho Tập đoàn Alibaba.com và đã hỗ trợ hàng nghìn doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thành công, ông Nguyễn Ngọc Linh tin tưởng công nghệ Thực Tế Ảo ứng dụng trong xuất khẩu sẽ hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam thiết lập năng lực marketing xuất khẩu mới, đem lại thế mạnh cạnh tranh mới so với doanh nghiệp của các quốc gia khác, đặc biệt trong lĩnh vực thực phẩm./.
Uyên Hương/BNEWS/TTXVN
Nguồn: https://bnews.vn/cong-cu-va-giai-phap-de-doanh-nghiep-thuc-pham-tham-nhap-thi-truong-nhat-ban/268202.html
EASY EXPORT – CỘNG ĐỒNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VIỆT NAM Website: https://vietnamexportpromotion.com/
Website: https://easyexport.vn/
Group Facebook: https://www.facebook.com/groups/easyexport.public
Goup Telegram: https://t.me/easyexportvn
Group Zalo: https://zalo.me/g/ogorjq056
Hotline: 0813.171.288
Email: [email protected]
Địa chỉ: TT3B-19 KĐTM Phùng Khoang, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
|