CÁC LOẠI PHỤ PHÍ TRONG VẬN CHUYỂN QUỐC TẾ (EEK-03)
Trong vận chuyển quốc tế, bên cạnh phí vận chuyển thì còn có các loại phụ phí khác mà bên vận chuyển (công ty forwarder hoặc hãng tàu) thu của shipper và consignee. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi thuê dịch vụ Logistics hoặc thuê hãng vận chuyển cần đặc biệt lưu ý đến các loại phụ phí để tránh bị thu phụ phí không rõ lý do.
Phụ phí trong vận chuyển bao gồm: (1) Phụ phí địa phương, thường được gọi là Local charges (do forwarder thu) và (2) Phụ phí tính vào cước vận chuyển do hãng tàu hoặc hãng hàng không thu.
1. Phụ phí địa phương
– B/L – Bill of Lading Fee:: Phụ phí phát hành vận đơn B/L, khi nhận vận đơn thì nhà vận chuyển sẽ phát hành B/L. Việc phát hành B/L bao gồm việc cấp vận đơn rồi thu tiền, thông báo cho đại lý đầu nước nhập về B/L, phí theo dõi đơn, phí quản lý đơn hàng.
– D/O fee – Delivery order fee: Phí lệnh giao hàng, ứng với mỗi B/L sẽ có phí giao lệnh trong hàng nhập từ hàng FCL (full container load), LCL (less than container load), hàng air và cả trong hàng bulk (rời). Phí này bao gồm việc phát hành một lệnh D/O thu tiền và cả việc khai manifest, đi lấy lệnh (nếu có House B/L)
– THC fee – Terminal Handling Charges: Phụ phí xếp dỡ tại cảng, là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu…
– Cleaning fee: Phí vệ sinh container, việc vệ sinh container để tránh những ảnh hưởng của hàng đóng lần trước tới hàng đóng tiếp theo. Một số hãng tàu thường không làm vệ sinh container nhưng vẫn thu phí này như một khoản lợi nhuận, đặc biệt là các hãng tàu nội địa
– CFS fee – Container Freight station fee: Phí khai thác hàng lẻ, bao gồm: bốc xếp từ container sang kho hoặc ngược lại, phí lưu kho hàng lẻ, phí quản lý kho hàng
– Demurrage: Phí lưu container tại bãi của cảng; Detention: Phí lưu container tại kho riêng của khách; Storage: Phí lưu bãi của cảng. Khi container ở trong cảng hết ngày cho phép của hãng tàu sẽ phải chịu thu phí.
– Seal: Phí niêm phong chì
– X-ray Screening: Phí soi chiếu an ninh
–LSS – Low Sulphur Surcharge: Phụ phí giảm thải lưu huỳnh
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải lưu ý những khoản phụ phí được áp dụng vào từng thị trường cụ thể:
– ENS – Entry Summary Declaration: Phí kê khai hàng vào Châu Âu
– AMS – Automatic Manifest System: Phí truyền dữ liệu hải quan vào một số QG như US, CANADA, CHINA…
– ISF – Importer Security Filing: Phí khai báo an ninh hàng vào Mỹ
– ISF – Importer Security Filing: Phí truyền dữ liệu hải quan vào Nhật Bản
– AFS – Advance Filing Surcharge: Phí truyền dữ liệu hải quan vào Trung Quốc
2. Phụ phí tính vào cước vận chuyển
– GRI – General Rate Increase: Phụ phí tăng giá cung (chỉ xảy ra vào mùa hàng cao điểm).
– EBS – Emergency Bunker Surcharge: Phụ phí nhiên liệu khẩn cấp
– PSS – Peak Season Surcharge: Phụ phí cao điểm mùa vụ, thường được các hãng tàu áp dụng tư tháng 8 đến tháng 10 khi nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng cao để chuẩn bị cho mùa Noel tại Mỹ và Châu Âu.
– PCS – Port Congestion Surcharge: Phụ phí tắc nghẽn tại cảng, áp dụng khi cảng xếp hoặc dỡ bị ùn tắc làm tàu bị chậm trễ, dẫn tới chi phí phát sinh cho chủ tàu
– CIC – Container Imbalance Charge: Phụ phí phụ trội hàng nhập
– BAF – Bunker Adjustment Factor: Phụ phí nhiên liệu, cảng hàng không ở mỗi nước khác nhau thì giá nhiên liệu khác nhau làm ảnh hưởng đến chi phí chuyến đi nên các hãng hàng không phải thu tiền khách hàng để cân đối chi phí cân bằng của họ.
– CAF – Currency Adjustment Factor: Phụ phí biến động tỷ giá là khoản phụ phí mà hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động tỷ giá ngoại tệ
– DDC – Destination Delivery Charge: Phụ phí giao hàng tại cảng ở Mỹ
– PCS – Panama Canal Surcharge: Phụ phí qua kênh đào Panama
– SCS – Suez Canal Surcharge: Phụ phí qua kênh đào Suez
– SSC – Security Surcharge: Phí an ninh đường hàng không
Ngoài ra còn phí Handling fee (phí làm hàng) hoặc Services fee (phí dịch vụ). Phí này hiểu một cách đơn giản là tiền công do các công ty Forwarder thu cho việc thực hiện dịch vụ của họ như khai báo manifest với cơ quan hải quan, phát hành B/L, D/O cũng như các giấy tờ liên quan… Handling fee là loại phí không được xếp vào phụ phí nhưng xét về bản chất thì nó cũng là một loại phụ phí.
Trên đây là những thông tin cần thiết về các loại phụ phí trong vận chuyển quốc tế mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần nắm rõ. Nếu có bất cứ điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay với Easy Export – Cộng đồng Xúc tiến Xuất khẩu Việt Nam để được tư vấn rõ hơn!
#fee #vanchuyen #quocte #xuatnhapkhau #phuphi #easyexport
EASY EXPORT – CỘNG ĐỒNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VIỆT NAM
Website: https://vietnamexportpromotion.com/
Website: https://easyexport.vn/
Group Facebook: https://www.facebook.com/groups/easyexport.public
Group Telegram: https://t.me/easyexportvn
Group Zalo: https://zalo.me/g/ogorjq056
Hotline: 0813.171.288
Email: [email protected]
Địa chỉ: TT3B-19 KĐTM Phùng Khoang, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
|