Ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương đã chia sẻ những giải pháp đa dạng hóa thị trường và tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu.
Vốn là điểm sáng của nền kinh tế trong nhiều năm qua song từ đầu năm đến nay, xuất nhập khẩu hàng hóa đang gặp nhiều khó khăn do lạm phát gia tăng trên toàn thế giới và nhu cầu giảm sút ở nhiều thị trường. Xin ông điểm qua đôi nét về tình hình xuất nhập khẩu của nước ta trong những tháng đầu năm 2023?
Đa dạng hóa thị trường là giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay |
Chúng ta cũng đang xem xét triển khai các FTA mới như FTA với UAE. Đây là quốc gia có hoạt động thương mại rất sôi động ở khu vực Trung Đông và hoàn toàn có thể trở thành cửa ngõ để ta đưa hàng hóa vào Trung Đông và châu Phi.
Ở châu Mỹ, chúng ta có một tổ chức gọi là Cộng đồng thị trường châu Mỹ (Mercosur) bao gồm 6 quốc gia tại Nam Mỹ. Đây là thị trường tiềm năng và ta đã có FTA với 1 số quốc gia trong khu vực này như CPTPP với sự tham gia của Chi Lê và Peru. Tuy nhiên chúng ta chưa có FTA với cả khu vực, đặc biệt với các thị trường lớn như Brazil hay Mexico. Do đó chúng ta đang đẩy mạnh đàm phán để ký kết các FTA với khu vực này. Đây là các hướng ưu tiên để ta mở rộng và đa dạng hóa thị trường cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều khu vực có diện tích và dung lượng thị trường lớn như châu Phi, Nam Á với các quốc gia như Iran, Irắc, Afganistan, Pakistan… Đây là các khu vực thị trường mà chúng ta có thể tiếp tục nghiên cứu và đàm phán ký kết FTA.
Xuất nhập khẩu được dự báo sẽ còn gặp nhiều trở ngại và việc tăng trưởng lên đến 2 con số như giai đoạn trước sẽ khó khăn hơn trong thời gian tới. Vậy theo ông, tăng trưởng xuất nhập khẩu hàng hoá trong giai đoạn tới sẽ có được nhờ những yếu tố nào? Bộ Công Thương đang và sẽ triển khai những giải pháp gì để tạo điều kiện tốt cho cho doanh nghiệp tăng trưởng xuất khẩu?
Một thuận lợi lớn nhất của chúng ta là lực lượng sản xuất đang duy trì rất tốt. Điều này khác với thời gian chống dịch khi ta phải đối diện với đứt gãy chuỗi cung ứng, đứt gãy nguồn cung do chống dịch, khiến cho hoạt động sản xuất bị ngưng trệ. Còn hiện nay, chúng ta đang gặp khó khăn về vấn đề thị trường và ta đang tập trung giải quyết vấn đề thị trường.
Trước hết, với các FTA mà ta đang có thì việc khai thác các FTA vẫn sẽ mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp. Bởi số lượng FTA hiện nay đã bao trùm hầu khắp các thị trường lớn và vẫn còn dư địa tăng trưởng rất tốt.
Tuy nhiên câu chuyện ở đây là để khai thác thị trường có FTA thì chúng ta phải đáp ứng các yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ. Câu chuyện về xuất xứ chỉ là quy định nhưng đằng sau nó là câu chuyện thay đổi về nguồn nguyên liệu sản xuất, thay đổi dây chuyền để có thể đáp ứng được yêu cầu của bạn hàng.
Doanh nghiệp của chúng ta có thể bước đầu chưa hiểu rõ về quy tắc xuất xứ và chưa nắm được các yêu cầu về quy tắc xuất xứ nên việc thay đổi cơ cấu đầu tư cũng như gia tăng hàm lượng nguyên liệu nội khối trong sản phẩm bằng cách hợp tác với các nước trong khuôn khổ các FTA còn hạn chế. Như vậy việc phổ biến và làm doanh nghiệp hiểu rõ hơn vấn đề này là trách nhiệm mà chúng tôi thúc đẩy trong thời gian tới.
Thứ hai là vấn đề xúc tiến thương mại. Chúng ta thấy rằng việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan là giải pháp quan trọng, song nó chỉ là một trong những trở ngại mà ta gặp phải khi đi ra thị trường. Nếu hàng rào đó được xóa bỏ nhưng doanh nghiệp của chúng ta không nắm rõ được thị hiếu và các quy định tiêu chuẩn khác để đáp ứng được yêu cầu của thị trường nhập khẩu thì khó khăn vẫn còn đó.
Do đó vai trò của xúc tiến thương mại là bên cạnh việc giúp chúng ta tìm kiếm được các bạn hàng mới, cơ hội kinh doanh mới thì còn phải thúc đẩy được doanh nghiệp đi ra ngoài và nắm bắt được các yêu cầu của thị trường bên ngoài tốt hơn, giúp doanh nghiệp có tự tin.
Trong bối cảnh khó khăn hiện nay thì khách hàng sẽ lựa chọn nhà cung cấp tin cậy nhất và đáp ứng được các yêu cầu của họ, đặc biệt là yêu cầu về bảo vệ môi trường, giảm phát thải. Khi các chuỗi cung ứng xanh được hình thành thì chỉ các doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu về giảm phát thải, chứng minh được các công trình nhà xưởng đáp ứng được tiêu chuẩn xanh thì họ mới mua. Ví dụ như ở Bangladesh, các doanh nghiệp dệt may Bangladesh khi có được các chứng nhận xanh thì dù nhu cầu ở thị trường thế giới có suy giảm thì họ vẫn có đơn hàng.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng rất quan tâm để đa dạng hóa nguồn thông tin thị trường cho doanh nghiệp, đặc biệt là nguồn tin từ các Thương vụ. Tại Bộ Công Thương, chúng tôi c
ó những trang thông tin để cung cấp thông tin doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội kinh doanh tốt hơn.
Theo ông, bên cạnh sự hỗ trợ của cơ quan chức năng, sự chủ động của doanh nghiệp cần được phát huy ra sao trong giai đoạn tới để duy trì tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá?
Chúng ta đang nói với nhau câu chuyện là khi xuất khẩu khó khăn thì nhiều doanh nghiệp đã quay lại thị trường nội địa. Đây là sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tính toán để có được sự đồng đều giữa các mảng thị trường và phối hợp nhịp nhàng giữa thị trường trong nước và xuất khẩu.
Thực tế chúng tôi cũng gặp các doanh nghiệp đã quen làm và họ nói rằng giờ đây quay lại thị trường nội địa là khó. Có doanh nghiệp lại nói rằng quen với thị trường trong nước và việc đi ra nước ngoài là trắc trở, khó khăn. Thường thì chúng ta sẽ sự lựa chọn những con đường dễ đi. Nhưng khi gặp khó khăn ta phải tìm đến các thị trường khác và sự chủ động của doanh nghiệp chính là phải nghĩ đến cả 2 con đường đó.
Mặc dù việc này là khó khăn vì mỗi thị trường có một đặc điểm song doanh nghiệp có thể quan tâm đến cả 2 thị trường ở một mức độ nhất định. Ví dụ có thể doanh nghiệp này xuất khẩu nhiều hơn bán ở thị trường trong nước, và ngược lại, có doanh nghiệp tập trung cho thị trường trong nước song cũng có thể tìm hướng để xuất khẩu. Tôi nghĩ đó là sự chủ động của doanh nghiệp.
Đối với thị trường trong nước hay xuất khẩu thì việc tìm kiếm bạn hàng hay đáp ứng các nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng luôn là yếu tố quan trọng. Do đó sự chủ động ở đây là các doanh nghiệp phải làm sao có được đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp để xây dựng chiến lược bán hàng, chiến lược thương hiệu. Nhất là đối với hoạt động xuất khẩu thì hiện nay vẫn có một số ngành hàng chủ yếu là gia công, tức là khối lượng sản xuất lớn nhưng sản xuất theo đơn đặt hàng chứ không nắm bắt được nhu cầu thực sự của thị trường. Do đó việc bên cạnh đầu tư tài chính, công nghệ máy móc thì đầu tư cho con người là yếu tố quan trọng để có thể nắm bắt được các yêu cầu thực tế từ thị trường để có được đơn hàng.
Ngoài ra là dù trong hoạt động nào, dù sản xuất hay phân phối thì chi phí logistics luôn hiện hữu nên doanh nghiệp cần tối ưu hóa các khâu để giảm chi phí logistics ngay trong hoạt động của mình. Đây sẽ là yếu tố giúp sản xuất hiệu quả, tiết giảm chi phí và vượt qua giai đoạn khó khăn.
Xin cảm ơn ông!
Phương Lan thực hiện – congthuong.vn