Nền kinh tế thế giới dường như đang có những sự tái cấu trúc lại. Lạm phát vẫn diễn ra, xu hướng tiêu dùng thay đổi đòi hỏi doanh nghiệp vững tay chèo
Bài 1: Bức tranh xuất khẩu hàng hóa kém sáng Bài 2: Cộng đồng doanh nghiệp kiến nghị, chuyên gia hiến kế Dự báo lạm phát 2023 và những giải pháp thực hiện |
Không chùn bước trước khó khăn
Năm 2023, Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch đạt 393 – 394 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2022. Kết thúc quý I/2023, chúng ta mới hoàn thành 20% chỉ tiêu, nghĩa là áp lực cho những quý tiếp theo chắc chắn sẽ nhiều hơn.
Hoạt động sản xuất tôm xuất khẩu tại Công ty Sao Ta |
Vấn đề hiện nay là sự vào cuộc của cơ quan chức năng và cộng đồng doanh nghiệp. Để đẩy mạnh xuất khẩu, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, Bộ Công Thương cùng với các Thương vụ Đại sứ quán các nước, các Hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp phải nắm lại thị trường truyền thống, xem họ cần gì và chúng ta phải thay đổi gì để đáp ứng được yêu cầu thị trường. “Với thị phần của ngành dệt may đã bị rơi vào tay nước xuất khẩu khác, bản thân các doanh nghiệp phải nhìn nhận, rút kinh nghiệm và phải thay đổi”, ông Đinh Trọng Thịnh nói.
Song song với giữ thị trường truyền thống, hệ thống các Thương vụ, Đại sứ quán và Bộ Công Thương, các Hiệp hội ngành hàng phải tích cực mở rộng các thị trường mới, nhất là tại các thị trường mà chúng ta ký kết (FTA) để đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường, tận dụng các lợi thế của FTA.
Thứ ba, cần nắm bắt lại thị trường trong nước, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nước. Với tốc độ tăng trưởng tiêu dùng cuối cùng trong quý I/2023 khoảng 15%, như vậy tốc độ tiêu dùng của người dân Việt Nam đang tăng trưởng rất mạnh. Các doanh nghiệp cần coi việc nắm bắt thị trường Việt Nam là chiến lược, là cứu cánh cho mình. Đây cũng là giải pháp để các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng GDP từ nay đến cuối năm.
Ngoài ra, việc liên kết giữa các doanh nghiệp, ngành nghề cần đi vào nề nếp để hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa. Bài toán chuỗi sản xuất kinh doanh và công nghiệp hóa nông nghiệp phải đi liền với nhau, khi đó, giá trị gia tăng và .
Hơn 2 năm đại dịch vừa qua, nhiều biến động địa chính trị cùng với thay đổi chính sách của những nước lớn dẫn đến nền kinh tế thế giới tất yếu có những sự tái cấu trúc. Ví dụ như chuỗi cung ứng, xu hướng tiêu dùng hay vấn đề sản xuất xanh và phát triển bền vững.
Do đó, việc đánh giá, rà soát và định vị lại sản phẩm, thị trường, quản trị, công nghệ, mô hình sản xuất là vấn đề các doanh nghiệp đang tính toán trong dài hạn. Về ngắn hạn, việc duy trì sản xuất, thích ứng với hoàn cảnh là những giải pháp được nhiều chủ doanh nghiệp xuất khẩu lựa chọn để lèo lái công ty vượt cơn bão lạm phát.
“Bên cạnh việc hướng tới sản xuất xanh nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Định hướng của công ty trong thời gian tới là tính toán việc sản xuất ra sản phẩm nào để đáp ứng nhu cầu, túi tiền của khách hàng trong nước. Với thị trường xuất khẩu, ngoài những thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản, doanh nghiệp cũng đang tìm kiếm thị trường mới, thị trường tiềm năng như Nam Phi, Trung Đông, Trung Quốc,… để tận dụng các FTA đã được ký kết”, ông Thân Đức Việt – Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10 – chia sẻ.
Còn theo ông Nguyễn Liêm – Hiệp hội chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA), nhìn thấy phía trước mình, các con đường đều khó đi. Tuy nhiên, tôi cho rằng, sức chịu đựng, chống chịu, sự linh hoạt của doanh nghiệp Việt Nam cũng khá tốt. Các doanh nghiệp đang cố gắng “lách qua, lách lại” và sẽ vượt qua được những khó khăn này.
Để hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng, phục hồi nhanh, phát triển bền vững, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 58/NQ-CP và có hiệu lực từ ngày 21/4/2023 và thay thế Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 15/6/2016. Nghị quyết số 58 đưa ra những nhiệm vụ, giải pháp cần triển khai trong ngắn hạn như sau: Khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc, rào cản về pháp lý nhằm khơi thông nguồn lực cho đầu tư sản xuất kinh doanh; Hỗ trợ giảm chi phí cho doanh nghiệp, tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước; khắc phục đứt gãy chuỗi cung ứng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, mở rộng thị trường trong nước;…. Trong trung và dài hạn, Nghị quyết đưa ra nhiệm vụ, giải pháp như: Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh; tăng cường hiệu quả triển khai các chính sách và nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động hội nhập quốc tế, nắm bắt và đón đầu các xu hướng kinh doanh mới, xu hướng thị trường mới,… |
Nhóm phóng viên – congthuong.vn