Xuất khẩu hàng hóa – một trong những động lực tăng trưởng quan trọng của Việt Nam. Trụ cột này đang gặp khó khăn do nhiều ngành hàng chủ lực sụt giảm đơn hàng.
Xúc tiến thị trường mới cho xuất khẩu hàng hoá Tận dụng hiệu quả các FTA: “Chìa khóa” cho xuất khẩu hàng hóa năm 2023 Điểm tên 9 mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng dương 2 tháng đầu năm 2023 |
Xuất khẩu giảm mạnh
Theo số liệu thống kê của , tổng trị giá của Việt Nam trong quý I/2023 là 79,3 tỷ USD, giảm 11,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tổng số 45 nhóm hàng xuất khẩu chính trong quý I/2023 thì có đến 35 nhóm hàng có tốc độ tăng trưởng âm, chiếm đến 87% giá trị xuất khẩu.
Ngành may mặc cũng diện với tình trạng sụt giảm đơn hàng mạnh |
Là một trong những doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong ngành dệt may, chia sẻ những khó khăn của doanh nghiệp mình, ông Thân Đức Việt – Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10 – cho biết, doanh nghiệp đang bị tác động bởi thị trường đầu ra thu hẹp, sụt giảm đơn hàng xuất khẩu. Riêng trong quý I, doanh nghiệp sụt giảm 10%; trong quý II, quý III được cho là thời kỳ cao điểm của tiêu thụ sản phẩm may mặc nhưng lượng đơn hàng giảm 20-30%.
“Thông thường thời điểm này chúng tôi đã phải có thông tin đơn hàng của quý III, tuy nhiên, năm nay, các khách hàng tại thị trường đều có câu trả lời rất giống nhau là chưa có thông tin mà phải đợi xem xét lượng tồn kho như thế nào rồi mới có thể tính tiếp”, ông Thân Đức Việt cho biết.
May 10 có công nghệ sản xuất, quy trình kiểm soát chất lượng, quy mô sản xuất lớn, chất lượng sản phẩm tốt… Tuy nhiên, ông Thân Đức Việt cũng cho rằng, do doanh nghiệp phụ thuộc vào xuất khẩu nên khi bị ảnh hưởng thì những điều trên không có nhiều ý nghĩa.
Tương tự, ông Đỗ Xuân Lập – Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam – chia sẻ, không chỉ đối diện với việc thiếu vắng đơn hàng, trong ngành chế biến và , giá tất cả các mặt hàng đang giảm xuống rất thấp, các nhà mua hàng đang tìm mọi cách để đưa mức giá xuống đáy. Mức giá này có thể sẽ dẫn đến sự phá sản của rất nhiều doanh nghiệp. “Hiện tại, ngành gỗ nói chung, rất nhiều nhà mua hàng đang đưa ra mức giá cực kỳ thấp, có thể giảm tới 20%. Các nhà máy buộc phải lựa chọn, nếu tiếp tục sản xuất thì thua lỗ hoặc là sẽ phải đóng cửa”, ông Đỗ Xuân Lập dẫn chứng.
Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh nhận định: trong các ngành hàng, dệt may hiện đang là ngành nhiều khó khăn nhất, bởi ngoài việc không có đơn hàng, họ còn bị mất đơn hàng tại thị trường truyền thống do đơn hàng đã rơi vào tay các thị trường khác. |
Bài 2: Cộng đồng doanh nghiệp kiến nghị, chuyên gia hiến kế
Nhóm phóng viên – congthuong.vn