Vải thiều xuất sang Nhật hay “bay” sang Hoa Kỳ… bán với giá từ 400.000 – 800.000 đồng/kg. Nông sản Việt đang hái “trái ngọt” từ công tác xúc tiến thương mại.
Liên tiếp tin vui xuất khẩu trái cây: Cơ hội mới cho nông sản Việt Gần nửa đầu năm 2023, xuất khẩu rau quả “bứt tốc” mang về gần 2,8 tỷ USD |
Trái cây Việt liên tục đón tin vui
Đầu tháng 6/2023, lô hàng 5 tấn đầu tiên từ Việt Nam của Công ty JV Solutions (Nhật Bản) xuất khẩu thử nghiệm sang thị trường Nhật Bản đã nhận được sự quan tâm của nhiều đối tác, khách hàng và có sức tiêu thụ tốt ở Nhật Bản. “Vải thiều đang được bán lẻ trong các cửa hàng, siêu thị tại Nhật Bản với mức giá khoảng 400.000 đồng/kg”, ông Nguyễn Phi Thoàn – Giám đốc điều hành Công ty JV Solutions (Nhật Bản) – thông tin.
là một trong những thị trường khó tính bậc nhất thế giới. Để có các lô hàng xuất khẩu với số lượng lớn và ổn định, ông Nguyễn Mạnh Quyền – Trưởng Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Houston – Texas (Hoa Kỳ) cho rằng, vai trò của các đối tác nhập khẩu, phân phối và vận tải, dịch vụ liên quan là rất quan trọng.
Ngoài giá trị các thương hiệu, các doanh nghiệp cần chú ý nghiên cứu sâu về thị trường; đảm bảo tính chuyên nghiệp, sự chuẩn bị kỹ càng trong chiến lược marketing – quảng bá hình ảnh sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp và các loại hàng hoá trước khi xuất khẩu; nghiên cứu kỹ để định giá bán phù hợp trên cơ sở so sánh lợi thế cạnh tranh với các hàng hoá cùng loại tại thị trường…
Ông Tạ Đức Minh – Tham tán thương mại, Trưởng cơ quan , cho biết từ ngày 23 – 25/6, Bộ Công Thương, UBND thành phố Hà Nội đồng chủ trì, phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, Tập đoàn Aeon Nhật Bản, sẽ tổ chức Tuần hàng Việt Nam năm 2023, hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản. Trong sự kiện này, quả vải Việt Nam sẽ được quảng bá, bày bán ở các siêu thị của Aeon tại Nhật Bản.
Với thị trường này, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cũng khuyến nghị, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam khi kinh doanh với đối tác Nhật Bản không nên chỉ dừng ở việc mua đứt – bán đoạn, mà còn nên tiếp tục theo dõi, kiểm soát xem sản phẩm của mình được thị trường đón nhận như thế nào, khách hàng phản hồi ra sao, nhằm tránh những rủi ro không đáng có.
Nguyễn Hạnh – congthuong.vn