Bà Lê Hằng – Giám đốc truyền thông Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam (VASEP) chia sẻ về khó khăn của DN và giải pháp để chiếm lĩnh thị trường nội địa.
Doanh nghiệp dệt may ưu tiên chinh phục thị trường nội địa Việc các doanh nghiệp quay lại thị trường nội địa là tất yếu Thị trường nội địa còn rất nhiều tiềm năng để tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn |
Là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực song từ cuối năm ngoái đến nay, xuất khẩu nhóm hàng thủy sản lại gặp nhiều khó khăn. Đâu là khó khăn đang tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng này, thưa bà?
Doanh nghiệp thuỷ sản còn rất nhiều tiềm năng ở thị trường nội địa |
Thị trường xuất khẩu được đánh giá là sẽ còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi thị trường trong nước thì lại được cho là còn nhiều tiềm năng. Bà có khuyến nghị gì cho các doanh nghiệp đã và sắp có kế hoạch phát triển tại thị trường nội địa?
Chúng tôi nhận thấy ỵok trường nội địa vẫn đang bị bỏ ngỏ với rất nhiều doanh nghiệp thủy sản Việt Nam vì những yếu tố khách quan và chủ quan, do thói quen làm ăn kinh doanh theo hướng xuất khẩu nhiều hơn, cơ cấu sản phẩm phục vụ xuất khẩu nhiều hơn.
Để mở đường cho doanh nghiệp muốn tiêu thụ tại nội địa, tôi có 1 vài khuyến nghị. Cụ thể, doanh nghiệp cần chủ động điều chỉnh cơ cấu sản phẩm phù hợp với thị trường nội địa và xuất khẩu vì mỗi thị trường đều có đặc thù khác nhau. Cần có thêm sự tìm hiểu về thói quen tiêu dùng với từng vùng miền. Doanh nghiệp thủy sản hiện tập trung nhiều ở miền Trung và miền Nam, nên để tiếp cận thị trường cần nghiên cứu từng vùng miền để có sản phẩm đưa vào từng thị trường phù hợp.
Bên cạnh đó, cần tiếp cận sâu hơn các kênh bán lẻ phổ biến ở nhiều thị trường khác nhau, ở các khu dân cư để đưa hàng hoá tiếp cận với người tiêu dùng.
Ngoài ra, cần nghiên cứu kỹ hơn xu hướng tiêu dùng sau đại dịch Covid-19 và những đặc điểm của thị trường sau Covid-19 như giao dịch online phát triển hơn để có sự thâm nhập tốt hơn vào thị trường nội địa.
Thời gian tới, bà mong chờ gì từ những chính sách của các cơ quan chủ quản như Bộ Công Thương để hoạt động thương mại gặp thuận lợi hơn?
Tôi rất đồng tình với 2 từ khóa là truyền thông và kết nối. Từ góc độ của hiệp hội, chúng tôi đánh giá cáo đã có nhiều chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa như Người Việt Nam ưu tiên dùng Nam. Nhưng tôi thấy truyền thông còn chưa đủ sâu, chưa đủ mạnh để doanh nghiệp biết đến nhiều hơn các chương trình của Bộ, của Vụ.
Chúng tôi cũng có những chương trình kết nối cụ thể hơn với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng để mở rộng thị trường trong nước cho doanh nghiệp thủy sản để tháo gỡ khó khăn khi tiếp cận thị trường bán lẻ, tiếp cận với xu hướng tiêu thụ ở thị trường trong nước.
Ngoài ra, có nhiều doanh nghiệp muốn quay lại với thị trường nội địa nhưng doanh nghiệp thuỷ sản, đặc biệt là ngành dược phẩm của VASEP cho rằng còn khó khăn khi tiếp cận với người tiêu dùng vì người tiêu dùng vẫn chuộng hàng ngoại hơn. Đó là những khó khăn mà chúng tôi mong chờ sẽ có được sự phối hợp với Bộ Công Thương để giải quyết. Chúng tôi cũng mong có thểm các chương trình kích cầu mạnh hơn, giảm thuế VAT để mang lại thuận lợi cho doanh nghiệp thủy sản.
Xin cảm ơn bà!
Phương Lan thực hiện – congthuong.vn