Cùng với nhập khẩu quả vải tươi, doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn sắp tới có thể áp dụng kỹ thuật lên men để chế biến vải thiều tươi thành nhiều sản phẩm khác.
Longform | Trái vải thiều sẵn sàng “xuất ngoại” Quảng bá vải thiều Thanh Hà xuất khẩu EU, Mỹ, Nhật Bản đến với người dân Hà Nội |
Ngày 15/6, đoàn 5 doanh nghiệp Nhật Bản và một số doanh nghiệp trong nước đã đến huyện Thanh Hà (Hải Dương) nhằm tìm hiểu và tăng cường nhập khẩu quả vải tươi vào .
Ngày 15/6, Sở Công thương Hải Dương phối hợp với UBND huyện Thanh Hà (Hải Dương) đón đoàn 5 doanh nghiệp Nhật Bản, đại diện Vụ thị trường châu Á – châu Phi (Bộ Công thương) và một số doanh nghiệp trong nước tìm hiểu và tăng cường nhập khẩu quả vải tươi vào thị trường Nhật Bản. |
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn , năm 2023, toàn tỉnh có 8.880 ha vải, phân bố chủ yếu ở huyện Thanh Hà (khoảng 3.250 ha) và thành phố Chí Linh (khoảng 3.400 ha).
Về cơ bản, các diện tích sản xuất vải trên địa bàn tỉnh Hải Dương được sản xuất theo quy trình an toàn. Trong đó, có 52 vùng trồng với diện tích 610 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Những vùng sản xuất vải phục vụ xuất khẩu được kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt để đảm bảo các điều kiện của các nước nhập khẩu.
Bên cạnh đó, việc cấp và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói cũng được tỉnh quan tâm. Đến nay, toàn tỉnh đã được cấp và duy trì 203 mã số vùng trồng xuất khẩu sang Nhật Bản, Hoa Kỳ, Australia, Trung Quốc, Thái Lan. Có 13 mã số cơ sở đóng gói xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Newzeland, Hoa Kỳ, Thái Lan. Cơ bản, các mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
Bà Lương Thị Kiểm – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương – cho biết, năm nay, sản lượng vải Hải Dương tiêu thụ tại thị trường trong nước khoảng gần 50%; trên 50% xuất khẩu, trong đó, 45% là xuất khẩu sang các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Lào, Campuchia, Malaysia,… khoảng 10% xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Nhật Bản, Anh, Hoa Kỳ, Australia,…
“Những container hàng đầu tiên xuất khẩu đi , Australia đã bắt đầu từ cuối tháng 5. Với những container hàng xuất khẩu đi thị trường Nhật Bản, năm nay, chuyên gia Nhật Bản đã đến tận các vùng sản xuất để kiểm tra và giám sát quy trình sơ chế đóng gói và khử trùng. Ngày 4/6 đã có những container hàng đầu tiên xuất khẩu đi thị trường này bằng cả đường hàng không và đường biển”, bà Lương Thị Kiểm chia sẻ và cho biết, vụ mùa năm nay, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên người tiêu dùng chi tiêu hạn chế hơn. Việc xuất khẩu vẫn thuận lợi nhưng giá bán sẽ không có những đột biến như những năm trước.
Vải thiều Thanh Hà là nông sản duy nhất của Hải Dương nằm trong 39 sản phẩm của Việt Nam được bảo hộ độc quyền chỉ dẫn địa lý tại thị trường các nước EU. Cây vải thiều tổ ở xã Thanh Sơn được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập đạt “Danh hiệu cây vải thiều lâu năm nhất Việt Nam”. Ngoài ra, vải thiều Thanh Hà còn nhận được nhiều giải thưởng uy tín khác.
Nông dân Hải Dương đã có kinh nghiệm trong sản xuất, đóng gói, sơ chế đưa vải đi xuất khẩu. Nhiều năm trở lại đây, vải thiều Thanh Hà được xuất khẩu thuận lợi sang và được người dân nơi đây đón nhận, đánh giá cao.
Trước đó, với sự kết nối của tỉnh và các sở, ngành và các doanh nghiệp trong nước, mới đây Tập đoàn Aeon (Nhật Bản) cũng đã về khảo sát, thăm quan các vùng vải đạt tiêu chuẩn để tiếp tục nhập khẩu đặc sản này vào các mùa vụ sau.
Một số doanh nghiệp thu mua, chế biến nông sản xuất khẩu trong nước tin tưởng sau buổi làm việc hôm nay (15/6), mối quan hệ và hợp tác với các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ khăng khít và phát triển mạnh hơn nữa. Đặc biệt, với việc hướng tới đầu tư vào chế biến sâu, sẽ giúp gia tăng giá trị lên nhiều lần cho quả Thanh Hà nói riêng và quả vải thiều của Việt Nam nói chung.
Nguyễn Hạnh – congthuong.vn