Những yêu cầu mới từ thị trường EU đòi hỏi doanh nghiệp bên cạnh việc rà soát, hoàn thiện mình thì cần minh bạch để đi xa hơn.
Bài 1: Thêm “hàng rào xanh” từ thị trường EU Bài 2: Liệu chỉ toàn thách thức? |
Xây dựng chuỗi giá trị bền vững
Theo kế hoạch, vào khoảng tháng 12/2024 hoặc tháng 1/2025, dự luận Quy định châu Âu (EUDR – EU Deforestation-free Regulation) sẽ có hiệu lực, riêng với các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được áp dụng chính sách trì hoãn 6 tháng sau thời gian hạn này.
Chế biến gỗ |
Ngày 27/7/2021, ngay tại Kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 16/2021/QH15 về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025.
Theo đó, Nghị quyết đặt mục tiêu bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của đất nước,…
Ngày 19/4/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 493/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030. So với giai đoạn trước, Chiến lược được xây dựng trên quan điểm phát triển bền vững gắn với thương mại xanh và thương mại công bằng, với bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Quyết định 1445/QĐ-TTg ngày 19/11/2022 ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 cũng hướng tới mục tiêu: Xuất nhập khẩu với cơ cấu cân đối, hài hòa, phát huy lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh, phát triển thương hiệu hàng hoá Việt Nam, khai mở các thị trường, lĩnh vực mới, có tiềm năng, nâng cao vị thế quốc gia trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu.
Tại Hội nghị COP26, Việt Nam cam kết mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế về việc đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Để phát thải ròng bằng 0 thì tất cả các ngành, lĩnh vực đều phải hành động.
Các chuyên gia nhận định, vấn đề cần nhìn nhận không chỉ bó hẹp ở “barie” xanh tại mà cần nhìn rộng hơn đó chính là câu chuyện xuất khẩu bền vững.
Do đó, cộng đồng doanh nghiệp cần phải có những nhận thức rõ ràng về vấn đề này, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm để đáp ứng các tiêu chuẩn cao của thị trường. Trong đó tập trung đổi mới quản trị, cơ cấu lại hoạt động sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật… nhằm tiếp cận các thị trường “khó tính”, trong đó có EU.
Đây cũng là giải pháp dài hơi, giúp các ngành hàng nông lâm sản xuất khẩu đứng vững trước biến động thị trường, biến đổi khí hậu và biến chuyển xu thế tiêu dùng của thế giới.
Nguyễn Hạnh – congthuong.vn