Ông Nguyễn Anh Phương – Trưởng phòng Điều hành vùng khu vực miền Bắc – Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam chia sẻ về những giải pháp hỗ trợ tiêu thụ nông sản.
Doanh nghiệp bán lẻ nội: Lợi thế am hiểu thị trường Doanh nghiệp bán lẻ đề xuất giải pháp nâng tầm chương trình bình ổn thị trường Bộ Công Thương đã đồng hành, sát cánh với các doanh nghiệp bán lẻ |
Thưa ông, những năm qua, MM Mega Market Việt Nam là một trong những doanh nghiệp bán lẻ đã có rất nhiều hoạt động để hỗ trợ tiêu thụ nông sản tại thị trường nội địa. Vậy những hoạt động đó đã mang lại tác dụng gì trong hỗ trợ tiêu thụ nông sản ra sao? Năm nay, doanh nghiệp đã có kế hoạch gì để tiêu thụ nông sản ở hệ thống phân phối tại thị trường nội địa?
Nông sản mùa vụ được bày bán tại các vị trí bắt mắt tại MM Mega Market để người tiêu dùng dễ dàng chọn mua |
Việc trưng bày ở các vị trí dễ thấy cũng là chủ định của chúng tôi vì hàng nông sản mùa vụ thời gian tiêu thụ rất ngắn, cho nên việc trưng bày ở vị trí bắt mắt sẽ làm tăng nhận diện của sản phẩm đó và người tiêu dùng sẽ biết rõ hơn là đây là sản phẩm có nguồn gốc.
Tôi nhận thấy tình cảm người tiêu dùng với hàng Việt Nam nói chung và nông sản Việt Nam nói riêng nhờ tác động của Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã tăng từ lâu. Song những năm gần đây càng ngày càng được thể hiện rõ hơn. Chính các HTX, người nông dân cũng chú trọng tăng chất lượng bằng việc áp dụng các tiêu chuẩn như VietGAP, GlobalGAP. Những tiêu chuẩn đó sẽ ngày càng giúp người tiêu dùng an tâm với sản phẩm và việc dành tình cảm cho hàng Việt Nam là đúng.
Bên cạnh lợi thế, sau rất nhiều năm đồng hành với nông sản Việt, ông/bà nhận thấy điểm yếu của nông sản Việt là gì? Ông có lời khuyên gì đối với các hợp tác xã, các địa phương để làm sao chinh phục được người tiêu dùng Việt Nam tốt hơn nữa?
Chúng ta thấy rằng áp lực của trái cây mùa vụ là thời gian thu hoạch ngắn, có những loại chỉ trong 1-2 tháng phải tiêu thụ hết nên tạo ra áp lực lớn lên các đơn vị tham gia vào chuỗi cung ứng, từ người dùng đến đơn vị cung ứng, bảo quản và doanh nghiệp bán lẻ. Do đó, chúng tôi luôn có kế hoạch làm việc với HTX, hộ nông dân trong ngắn hạn và trung hạn để đảm bảo hàng hóa của các hộ nông dân và HTX sản xuất ra được tiêu thụ trong hệ thống. Các đối tác sẽ yên tâm trong trồng và nuôi sản phẩm theo mùa vụ khi đảm bảo sản phẩm chắc chắn được bao tiêu.
Bên cạnh đó, các hộ nông dân và nuôi trồng cũng phải nâng cao kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm, sơ chế, đóng gói, vận chuyển để hàng hóa tới được các điểm tiêu thụ là các trung tâm lớn mà vẫn đảm bảo chất lượng. Vì đây là các khâu yếu của người nông dân. Họ hay có thói quen bán luôn cho thương lái, dẫn đến dễ bị ép giá.
Làm việc trực tiếp với hộ nông dân là thách thức với đơn vị tiêu thụ như chúng tôi vì các hộ nông dân rất nhiều, sản xuất nhỏ lẻ, trong khi sản phẩm đưa vào siêu thị thì phải đảm bảo về số lượng. Cho nên các nông hộ nên tham gia vào HTX để đảm bảo số lượng cung ứng cho nhà bán lẻ. Đồng thời đảm bảo rằng hết mùa sản phẩm này thì sẽ cung ứng đặc sản khác, sẽ đảm bảo không bị đứt hợp đồng.
Ngoài ra, nếu người tiêu dùng có thói quen tiêu dùng nông sản Việt và coi đó như đồ ăn uống hàng ngày thì nông sản Việt sẽ không phải lo đến đầu ra. Điều này đòi hỏi vai trò của các cơ quan truyền thông.
Xin cảm ơn ông!
Lan Phương thực hiện – congthuong.vn