TẠI SAO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NÊN BẮT ĐẦU XUẤT KHẨU?
Rất nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa ban đầu ngần ngại xuất khẩu do nhận thấy chi phí bắt đầu hoặc do quy trình đăng ký xuất khẩu có vẻ quá phức tạp để tự xử lý.
Ở Việt Nam, đây là một quan niệm sai lầm phổ biến rằng việc thực hiện quy trình xuất khẩu sẽ mất rất nhiều thời gian và sự kiên nhẫn hàng tháng trời. Tuy nhiên, kể từ khi xuất khẩu thương mại điện tử (TMĐT) ra đời và sự tăng cường kết nối giữa các quốc gia, quá trình này đã trở nên đơn giản hơn.
Trong báo cáo chính sách doanh nghiệp nhỏ và vừa và khởi nghiệp tại Việt Nam năm 2021, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 88% số doanh nghiệp xuất khẩu và khoảng một nửa sản lượng xuất khẩu. Số liệu thống kê cũng chỉ ra rằng doanh nghiệp nhỏ và vừa phù hợp với thương mại quốc tế hơn họ nghĩ. Theo một cuộc khảo sát bởi Yahoo Small Business, doanh nghiệp nhỏ và vừa thực sự phát triển mạnh trong kinh doanh xuất khẩu. Khi xem xét điều này, không có gì lạ khi doanh nghiệp nhỏ chiếm phần lớn kinh doanh xuất khẩu ở hầu hết các quốc gia.
Nếu bạn đang cân nhắc lợi ích của việc đưa doanh nghiệp nhỏ của mình vào thị trường toàn cầu, bài viết này sẽ giải thích lý do tại sao đây là một quyết định phù hợp và đúng đắn.
LỢI ÍCH CỦA XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
Mặc dù các doanh nghiệp nhỏ bắt đầu đáp ứng nhu cầu trong cộng đồng của họ, nhưng mục tiêu cuối cùng của mỗi doanh nghiệp là bán được hàng nhiều hơn và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Đây là vai trò chủ đạo mà thương mại quốc tế và xuất khẩu mới có thể giúp thực hiện được tốt hơn nữa so với khi họ chỉ đáp ứng mỗi nhu cầu trong nước.
Tiếp cận thị trường quốc tế
Mặc dù thương mại trong nước ổn định và dễ tiếp cận, lợi nhuận lớn hơn vẫn nằm ở thị trường nước ngoài. Thương mại quốc tế sẽ cho phép bạn tiếp cận được thị trường xuất khẩu “có giá trị cao” nhất.
Ở các quốc gia và khu vực có nền kinh tế công nghiệp hóa – như Trung Quốc, Hàn Quốc, Châu Âu, Úc và Canada – có nhiều khả năng sản xuất trong nước đã vượt quá tiêu dùng. Bằng cách đưa những hàng hóa đó ra thị trường nước ngoài, bạn có cơ hội tăng số lượng hàng bán hơn, có nhiều ngoại tệ và tăng lợi nhuận vì bạn đang tiếp cận với khách hàng trên toàn thế giới.
Chưa kể, mỗi một quốc gia sẽ có thế mạnh sản xuất, cung ứng một số mặt hàng nhất định. Bạn có thể cung ứng vận chuyển xuất khẩu các sản phẩm là thế mạnh của doanh nghiệp hoặc của Việt Nam như: gạo, trái cây, thủy hải sản, hàng may mặc, giày da, các mặt hàng đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ,… để thu hút khách hàng từ khắp nơi trên thế giới. Nếu sản phẩm của bạn mang tính độc quyền ở nước ngoài. Lợi nhuận của bạn sẽ tăng theo cấp số nhân.
Nhân đôi lợi nhuận bán hàng
Xuất khẩu sản phẩm với số lượng lớn có thể gia tăng lợi nhuận khổng lồ cho doanh nghiệp và mở rộng quy mô sản xuất. Giá trị các đơn đặt hàng ở nước ngoài thường lớn hơn trong nước. Trong khi khách hàng nội địa chỉ mua sản phẩm đơn vị nhỏ, thì đơn đặt hàng từ nước ngoài tính bằng container.
Năm 2022, nhiều doanh nghiệp hưởng lợi từ đà tăng trưởng xuất khẩu, trong đó có thuỷ sản, nhất là cá tra khi nguồn cung cá thịt trắng từ Nga đang bị gián đoạn. Các đơn hàng tăng mạnh khi nhiều thị trường chuyển đơn mua từ cá thịt trắng sang cá tra. Bên cạnh các thị trường như Mỹ, Trung Quốc, EU tăng mua, cá tra còn được mở rộng xuất khẩu sang Mexico, Ai Cập, Thái Lan.
Giảm chi phí sản xuất trên mỗi mặt hàng
Việc tăng khối lượng mua nguyên vật liệu cho phép bạn đàm phán về giá cả, điều khoản thanh toán và thời gian giao hàng thuận lợi hơn. Hơn nữa, cánh cửa của một công ty xuất khẩu sẽ rộng mở với các thị trường cung ứng nước ngoài khi các điều khoản về giá, thanh toán và/hoặc chất lượng tốt hơn.
Do đó, chi phí sản xuất trên mỗi mặt hàng được giảm. Hàng hóa và dịch vụ dường như đã bão hòa; bạn có thể giới thiệu họ với các thị trường mới ở những nơi khác trên thế giới.
Giảm thiểu rủi ro từ hàng dư thừa và kéo dài chu kỳ sống của hàng hoá
Thông thường, để bán hết số hàng dư thừa hoặc ít nhất cũng ngăn không cho lượng hàng dư thừa tăng thêm, các nhà sản xuất sẽ bắt đầu giảm giá hàng hóa của họ tại thị trường nội địa hoặc đôi khi thậm chí phải loại bỏ hết số hàng dư thừa đó. Điều này khiến việc kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp cũng sẽ giảm.
Trong khi đó, xuất khẩu giúp các doanh nghiệp vẫn có thể bán hàng hoá và dịch vụ của họ trên thị trường đang phát triển khác mà không phải giảm giá sản phẩm ngay cả khi nền kinh tế trong nước bắt đầu chững lại hoặc sản lượng hàng hoá dư thừa bất kể nguyên nhân gì.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm, dịch vụ do sự khác nhau ở từng thị trường và từng nước. Một hàng hóa đang ở giai đoạn chín muồi hoặc suy thoái ở trong nước có thể chỉ mới bắt đầu giai đoạn phát triển ở nước khác. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chọn sản phẩm đã suy thoái, bão hòa ở trong nước để đầu tư, phát triển xuất khẩu ở nước ngoài.
Đối với mặt hàng vải thiều, mùa màng bội thu vừa là niềm vui, nhưng cũng là những lo lắng, thách thức do biến động của thị trường, tình hình thế giới… đối với người dân trồng vải ở Bắc Giang. Năm 2022, trong khi giá phân bón liên tục tăng cao thì giá cả nhiều mặt hàng nông sản, thậm chí còn sụt giảm.
Không chỉ vậy, yếu tố thời tiết cũng là yếu tố khách quan ảnh hưởng trực tiếp chất lượng vải thiều. Dù đảm bảo chặt chẽ theo đúng quy trình kỹ thuật, nhưng nếu nắng nhiều vải sẽ chín ép không đảm bảo đủ thời gian cách ly sau phun thuốc bảo vệ thực vật.
Vải thiều Lục Ngạn được tiêu thụ chủ yếu tại thị trường phía Nam, Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc và chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc. Tuy nhiên, với tình trạng dư thừa, ế ẩm, mất giá trái vải ở trong nước và chính sách Zero COVID năm 2022 cũng như lệnh nghiêm ngặt của thị trường xuất khẩu Trung Quốc, việc xuất khẩu sang thị trường chính yếu này trở nên khó khăn.
Do đó, thay vì phụ thuộc vào thị trường nội địa và Trung Quốc, huyện Lục Ngạn đang tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa xúc tiến, đưa vải thiều xuất khẩu vào các thị trường cao cấp như Nhật Bản, Mỹ, Australia,… Điển hình, loại vải thiều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đi các thị trường cao cấp Nhật Bản, EU được các doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu với giá 30.000 – 35.000 đồng/kg.
Đây chắc chắn là một phương án bảo vệ doanh thu và sự tồn tại của doanh nghiệp, giảm thiểu rủi ro khi chỉ phụ thuộc vào thị trường trong nước.
Tiếp cận thị trường tài chính quốc tế
Doanh số bán hàng ở nước ngoài tạo ra dòng tiền bằng nhiều loại tiền tệ khác nhau, nếu được quản lý đúng cách, có thể đóng vai trò bảo hiểm tự nhiên trước những biến động của tỷ giá hối đoái. Hơn nữa, thương mại quốc tế kết nối các doanh nghiệp với các ngân hàng quốc tế, cho phép họ tiếp cận nguồn tài chính hấp dẫn hơn những gì ngân hàng địa phương có thể cung cấp.
Đổi mới và sáng tạo trong kinh doanh
Tiếp cận thông tin về công nghệ mới, phương pháp tiếp thị và chiến lược của đối thủ nước ngoài là một trong những lợi thế quý giá nhất khi tham gia thị trường quốc tế. Việc phải thiết kế và phát triển sản phẩm sáng tạo, cải thiện chất lượng và mẫu mã liên tục để đáp ứng các yêu cầu đặt hàng và đòi hỏi của khách hàng quốc tế giúp công ty của bạn tăng trưởng và phát triển nhanh hơn nhiều so với khi doanh nghiệp bị hạn chế chỉ kinh doanh trong nước.
Thương mại điện tử (TMĐT) đã nổi lên như một giải pháp cứu cánh, thậm chí là duy nhất cho các doanh nghiệp nhỏ muốn triển khai các hoạt động xuất khẩu. Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số – Bộ Công Thương, Việt Nam hiện là quốc gia có tốc độ phát triển TMĐT khá nhanh trong khu vực. Với doanh thu TMĐT kinh doanh trực tiếp đến người tiêu dùng toàn cầu năm 2023 dự kiến đạt 2.883 tỷ USD, TMĐT xuyên biên giới sẽ là kênh vô cùng hiệu quả cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mở rộng thị trường, nhất là với hàng Việt.
Nắm bắt xu hướng này, hiện nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt đang tiếp cận với thị trường bán lẻ và bán sỉ xuyên biên giới trên cơ sở tham gia chuyển đổi số và các sàn TMĐT quốc tế. Trong đó, một chương trình tổng thể nhằm hỗ trợ xuất khẩu, tư vấn và chuyển đổi số DNXK Việt Nam chính là Dự án Xúc tiến Xuất khẩu Thực tế ảo – VVREP.
Dự án giúp nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của những doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ đó, giảm bớt được thời gian xác định danh tính và thu thập thông tin của doanh nghiệp, hạn chế nhiều rủi ro trong việc mua bán các mặt hàng xuất khẩu. Xem thêm về Dịch vụ Xác thực năng lực sản xuất với Công nghệ thực tế ảo cho Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
KẾT LUẬN
Tựu chung lại, mặc dù xuất khẩu cũng có những rủi ro và thách thức, doanh nghiệp nhỏ hoàn toàn có thể và nên xuất khẩu nếu điều kiện về sản phẩm của họ đáp ứng nhu cầu của thị trường nước ngoài cũng như chuẩn bị được nguồn vốn và kỹ năng quản lý để thực hiện việc xuất khẩu thành công.
Theo một báo cáo cho biết, doanh nghiệp nhỏ và vừa xuất khẩu có nguy cơ thất bại thấp hơn 8,5%,6 và có những lý do làm rõ cho điều này. Tiếp cận vùng địa lý rộng lớn mà doanh nghiệp xuất khẩu quốc tế cung cấp có thể bảo vệ doanh nghiệp của bạn tránh các sự kiện gây gián đoạn như thiên tai, bất ổn chính trị, v.v.
Thêm vào đó, doanh số bán hàng xuất khẩu và các công việc gia tăng mà thương mại quốc tế mang lại sẽ giúp bảo vệ công ty của bạn trước những thách thức thường gặp dẫn đến thất bại trong kinh doanh, chẳng hạn như doanh thu không đạt, tiếp cận sản phẩm kém, v.v.
Với những lợi ích đi kèm với xuất khẩu được nêu trên, chủ sở hữu của các doanh nghiệp nhỏ nên xem xét việc khai thác thị trường quốc tế. Quy mô của doanh nghiệp không quan trọng: điều quan trọng là ý chí thành công trên thị trường xuất khẩu. Tất cả những gì nó cần là những sản phẩm hữu ích và chất lượng cao, và một doanh nhân giỏi chấp nhận rủi ro để thành công.
Nguồn bài viết: Sưu tầm
EASY EXPORT – CỘNG ĐỒNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VIỆT NAM Website: https://vietnamexportpromotion.com/
Website: https://easyexport.vn/
Group Facebook: https://www.facebook.com/groups/easyexport.public
Group Telegram: https://t.me/easyexportvn
Group Zalo: https://zalo.me/g/ogorjq056
Hotline: 0813.171.288
Email: [email protected]
Địa chỉ: TT3B-19 KĐTM Phùng Khoang, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
|