Đó là chia sẻ của ông Hoàng Văn Quảng- Giám đốc Sở Công Thương Hà Tĩnh với truyền thông về những hoạt động xúc tiến tiêu thụ sản phẩm chủ lực của tỉnh.
Bên cạnh Hội nghị kết nối, tiêu thụ các sản phẩm chủ lực của tỉnh vào các hệ thống phân phối trong và ngoài nước, từ ngày 4-7/11, Hà Tĩnh còn tổ chức quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại Hà Nội, xuất phát từ thực tế nào địa phương thực hiện các hoạt động này, thưa ông?
Trong những năm gần đây, rất chú trọng phát triển sản xuất, xây dựng thương hiệu sản phẩm. Địa phương hiện đã có 250 sản phẩm OCOP được công nhận từ 3 sao trở lên và 142 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu các cấp.
Nhằm xúc tiến đưa sản phẩm chủ lực và hàng hoá tiêu biểu của Hà Tĩnh vào hệ thống siêu thị, các kênh phân phối lớn, hôm nay, Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại kết nối, tiêu thụ các sản phẩm chủ lực của tỉnh vào các hệ thống phân phối trong và ngoài nước tại Hà Nội cùng nhiều hoạt động khác. Sự kiện cũng nhằm mục tiêu đưa sản phẩm đặc sản chất lượng cao của tỉnh giới thiệu tới đông đảo người tiêu dùng Thủ đô và là một kênh giúp bà con nông dân, doanh nghiệp của Hà Tĩnh thăm dò thị trường, hoàn thiện hơn quy trình sản xuất, chế biến để tăng khả năng tiêu thụ và kinh doanh bền vững.
Trong quá trình đưa sản phẩm chủ lực đi quảng bá và phát triển thị trường, Hà Tĩnh đã gặp khó khăn và thuận lợi gì, thưa ông?
Chúng tôi có nhiều thuận lợi, nhất là sự quan tâm của Tỉnh uỷ và các cấp chính quyền. Doanh nghiệp cũng đã nhận thức rõ hơn về xúc tiến thương mại cùng sự phối hợp chặt chẽ của các đối tác, doanh nghiệp đầu mối mong muốn cùng đưa sản phẩm có chất lượng cao vào hệ thống phân phối và đưa tới người tiêu dùng.
Ngành Công Thương Hà Tĩnh nỗ lực tìm đầu ra cho sản phẩm chủ lực |
Trước đây, có những cơ sở sản xuất chỉ tiêu thụ sản phẩm trong phạm vi nhỏ thì nay, qua ứng dụng công nghệ số đã mở rộng thị trường ra toàn quốc và xuất khẩu với sản lượng gấp 3-4 lần. Có thể khẳng định, chuyển đổi số đã được cấp uỷ, các cấp chính quyền địa phương quan tâm và tiếp tục đẩy mạnh trong thời gian tới, góp phần xúc tiến, quảng bá tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của Hà Tĩnh đi sâu và xa hơn, đến nhiều tầng lớp người tiêu dùng.
Riêng với ngành Công Thương, hàng năm dành nguồn kinh phí và sự hỗ trợ của Trung ương để thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, phát triển kinh tế số. Đồng thời, thông qua Chương trình thương mại điện tử quốc gia đã cung cấp phần mềm, hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử để làm quen với kênh xúc tiến thương mại mới. Sở Công Thương cũng đang xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, kênh xúc tiến quảng bá qua các sàn thương mại điện tử để hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất quảng bá tiêu thụ sản phẩm của mình.
Trân trọng cảm ơn ông!
Từ ngày 4-7/11/2022, Hà Tĩnh tổ chức “Tuần lễ nông sản, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, làng nghề Hà Tĩnh tại Hà Nội” nhằm quảng bá rộng rãi và kết nối đối tác tiêu thụ cho sản phẩm chủ lực của tỉnh. |
Việt Nga – congthuong.vn