5 tiêu chuẩn quan trọng cần đáp ứng khi xuất khẩu nông sản sang Hoa Kỳ
Xuất khẩu nông sản là một trong những ngành kinh tế chủ đạo của Việt Nam, đóng góp rất lớn cho nền kinh tế đất nước. Trong đó, Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn với nhu cầu cao về các sản phẩm nông nghiệp đa dạng và chất lượng.
Tuy nhiên, để đưa được sản phẩm đến thị trường Hoa Kỳ là điều không hề dễ dàng! Trong bối cảnh nền kinh tế và thị trường ngày càng cạnh tranh, việc đáp ứng quy định về tiêu chuẩn bắt buộc của thị trường này là rất quan trọng để sản phẩm nông nghiệp Việt Nam có thể cạnh tranh và tiếp cận được với thị trường quốc tế nói chung và thị trường Mỹ nói riêng.
Chính vì thế, việc tăng cường chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực sản xuất, cùng với đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế là một trong những ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam trong xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Mỹ.
Dưới đây là 5 tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang Hoa Kỳ mà Quý doanh nghiệp và các nhà vườn cần tham khảo trước khi xuất khẩu nông sản sang Mỹ.
1. Vì sao cần nắm rõ tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang Mỹ?
Hầu hết các mặt hành nông sản được xuất khẩu phải tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn của quốc gia nhập khẩu. Nếu không tuân thủ đủ các tiêu chuẩn này, thậm chí chỉ là một tiêu chuẩn duy nhất, hàng hoá nông sản sẽ bị từ chối ngay tại cảng. Vì vậy, để đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt chuẩn và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng tại Mỹ, bạn cần phải hiểu rõ các quy định và tiêu chuẩn của thị trường này.
2. Tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang Mỹ
Để các sản phẩm nông sản có thể được xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ một cách thuận lợi, tránh tình trạng chậm trễ, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cần đảm bảo đầy đủ 5 tiêu chuẩn sau:
2.1. Qui định chất lượng thương mại và ghi nhãn mác
Để xuất khẩu sản phẩm sang Hoa Kỳ, điều đầu tiên cần làm là đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm của nông sản. Người tiêu dùng hiện nay rất thông minh, thay vì tin tưởng vào những lời quảng cáo xa hoa, họ sẽ tự tìm hiểu các thông tin như nguồn gốc, chủng loại, số lượng, hạn sử dụng… để xác minh. Vấn đề sức khỏe luôn được đặt lên hàng đầu và khắt khe khi người Mỹ lựa chọn hoa quả.
Ngoài ra, bao bì cũng là một yếu tố quan trọng tạo độ uy tín và niềm tin cho khách hàng. Để tạo ấn tượng tốt, các nhà sản xuất nông sản Việt Nam phải thiết kế nhãn mác độc quyền và đóng góp vào việc xây dựng thương hiệu tại thị trường Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, Hoa Kỳ yêu cầu tất cả những nông sản nhập khẩu phải đạt phẩm cấp theo tiêu chuẩn của Ban Thị Trường thuộc Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA). Thông tin chi tiết về các yêu cầu phẩm cấp và chất lượng sản phẩm được Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ xây dựng có thể tìm thấy tại các địa chỉ Internet sau:
- USDA: https://www.ams.usda.gov/grades-standards
- USDA: www.ams.usda.gov/fv/moab-8e.html
- FDA: https://www.fda.gov/about-fda/fda-organization/center-food-safety-and-applied-nutrition-cfsan
Một trong những cấu thành của dự luật trang trại (Farm Bill) năm 2002 (Luật An ninh trang trại và Đầu tư nông thôn năm 2002) là thực hiện việc bắt buộc ghi nhãn về nước xuất xứ (COOL). Thông tin chi tiết về chương trình này có thể tìm thấy trên trang Web: https://www.ams.usda.gov/ (USDA)
2.2. Quy định về an toàn thực phẩm
Trước khi làm thủ tục xuất khẩu nông sản sang Hoa Kỳ, người sản xuất phải đảm bảo chất lượng và độ an toàn của các sản phẩm mà họ sản xuất ra, và tránh được tất cả các nguy cơ tiềm tàng như rủi ro từ nguồn nước ô nhiễm hoặc ô nhiễm vi sinh vật hay hóa chất.
Các quy định về mức dư lượng tối đa cho phép với các loại thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh v.v…) có hiệu lực trên phạm vi quốc gia và quốc tế.
Các nhà sản xuất và xuất khẩu phải tuân thủ các quy định của Mỹ (khi gần đây nhất có quy định về mức dư lượng tối đa cho phép với các loại thuốc bảo vệ thực vật) và các quy định của các nước nhập khẩu. Họ chỉ có thể sử dụng các loại hóa chất đã được đăng ký sử dụng cho từng loại cây trồng riêng và phải tuân thủ nghiêm túc hướng dẫn được nêu cụ thể trên các tờ hướng dẫn sử dụng hoặc trên các đồ chứa (ghi trên hộp hoặc chai lọ).
Sử dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật là nguy hiểm và có thể dẫn đến việc nước nhập khẩu từ chối một lô hàng.
Tại Hoa Kỳ, mức dư lượng tối đa với các loại thuốc bảo vệ thực vật cho được thiết lập bởi Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) và được Cơ quan Quản lý về Thực phẩm và Dược Phẩm (FDA) giám sát ngay tại địa điểm nhập khẩu đối với tất mặt hàng nông sản. Thông tin chi tiết về các yêu cầu và mức dư lượng tối đa đươc thiết lập bởi Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) có thể tìm trên trang Web:
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (tiếng Anh: Food and Drug Administration)
Trang web dưới đây có thể giúp người sử dụng biết được mức dư lượng tối đa của Hoa Kỳ và các nước nhập khẩu khác theo cây trồng, các loại hoạt chất hoặc dạng thuốc bảo vệ thực vật và quốc gia: https://www.fas.usda.gov/maximum-residue-limits-mrl-database
2.3. Truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Chính phủ Hoa Kỳ đã thông qua Luật Khủng bố Sinh học, Luật này yêu cầu tất cả các nhà xuất khẩu phải đăng ký với Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) và đưa ra thông báo trước khi sản phẩm đến Hoa Kỳ.
Để biết thêm chi tiết về Luật Khủng bố Sinh học của Hoa Kỳ hãy liên hệ: Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm tại trang Web: https://www.fda.gov/about-fda/fda-organization/center-food-safety-and-applied-nutrition-cfsan
Chương trình ghi nhãn nước xuất xứ (COOL) yêu cầu thực hiện ngày 30 tháng 9 năm 2008 tên nước xuất xứ phải được ghi rõ trên nhãn của sản phẩm đối với một số mặt hàng nông sản. COOL sẽ có ảnh hưởng đến các qui định về truy xuất nguồn gốc của Hoa Kỳ tới các nước cung cấp. Thông tin chung về chương trình này có thể tìm thấy tại địa chỉ: www.ams.usda.gov/cool/ (USDA)
2.4. Qui định kiểm dịch thực vật
Tại Hoa Kỳ, Các thanh tra viên của Cơ quan Thanh tra sức khỏe Động Thực vật (một cơ quan thuộc bộ Nông nghiệp Mỹ) phải kiểm tra và chứng nhận tất cả các lô hàng trước khi khai báo Hải quan.
Nếu có dấu hiệu của sâu hại hoặc dịch bệnh được phát hiện, sản phẩm có thể bị khử trùng (hoặc xử lý theo cách khác), bị trả lại nước xuất khẩu hoặc bị tiêu hủy. Thông tin chi tiết về hệ thống kiểm dịch thực vật của Hoa Kỳ có thể tìm kiếm trên trang Web: www.aphis.usda.gov/ppq/permits (USDA)
2.5. Khai báo hải quan
Cơ quan hải quan chỉ có thể cấp phép nhập cho các sản phẩm vào Hoa Kỳ sau khi đã được APHIS và FDA kiểm tra tại nơi nhập khẩu.
Các nhà xuất khẩu cũng phải trả các loại thuế cần thiết tại đó, khi đã xác định được số lượng, giá trị, kiểu dáng và nước xuất xứ. Để đẩy nhanh thời gian xử lý ở cửa khẩu, các nhà xuất khẩu có thể hoàn tất một số thủ tục hải quan nhất định trước khi vận chuyển.
Ví dụ, thông qua Dịch vụ Quốc tế của APHIS mà hiện nay có thể thực hiện tại một số nước để khai báo trước chứng từ nhập khẩu như giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. Các thông tin chi tiết về cách thức khai báo hải quan trước của Hoa Kỳ có thể biết được qua trang Web: www.aphis.usda.gov/ppq/precealrance
Các nhà xuất khẩu cũng có thể sử dụng Hệ thống Thương mại tự động do Hải quan Mỹ xây dựng nhằm hoàn tất chứng thư điện tử. Thông tin cụ thể trên trang Web: https://www.cbp.gov/trade/automated
3. Khó khăn khi xuất khẩu nông sản sang Mỹ
Quá trình xuất khẩu mặt hàng nông sản sang Hoa Kỳ còn gặp khá nhiều khó khăn như:
- Tới nay, Mỹ mới cho phép nhập 7 loại trái cây tươi Việt Nam gồm: xoài, nhãn, vải, thanh long, chôm chôm, vú sữa và bưởi.
- Thời gian cấp phép cho trái cây, nông sản Việt Nam sang Mỹ kéo dài 5-7 năm, khá lâu. Thủ tục rườm rà, quá nhiều cơ quan và đăng ký.
- Người dân Việt Nam hiểu và nắm rõ các rào cản thương mại, chính sách phá giá, chống trợ cấp, đặc biệt chính là luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm Mỹ.
- Nhiều đối thủ cạnh tranh chen ngang, hạ giá làm nông sản Việt Nam bị tồn động không thể xuất khẩu nhanh chóng.
Kết luận
Xuất khẩu nông sản sang Mỹ là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam để mở rộng thị trường và tăng cường thu nhập.
Tuy nhiên, để có thể tiếp cận với thị trường này, các doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và nghiêm ngặt về chất lượng, an toàn thực phẩm, phương pháp sản xuất, vận chuyển và lưu trữ.
Ngoài ra, để tạo được sự tin tưởng và uy tín trong mắt người tiêu dùng Mỹ, các nhà sản xuất nông sản Việt Nam cần đầu tư vào thiết kế bao bì và nhãn mác độc quyền, góp phần xây dựng thương hiệu vững mạnh tại thị trường này.
Việc đáp ứng các tiêu chuẩn và đầu tư vào thương hiệu là những bước đi quan trọng để nông sản Việt Nam có thể cạnh tranh và chiếm được thị phần tại thị trường Mỹ – một trong những thị trường tiêu thụ nông sản lớn nhất và tiềm năng nhất trên thế giới.
Nguồn bài viết: Tổng hợp
EASY EXPORT – CỘNG ĐỒNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VIỆT NAM Website: https://vietnamexportpromotion.com/
Website: https://easyexport.vn/
Group Facebook: https://www.facebook.com/groups/easyexport.public
Group Telegram: https://t.me/easyexportvn
Group Zalo: https://zalo.me/g/ogorjq056
Hotline: 0813.171.288
Email: [email protected]
Địa chỉ: TT3B-19 KĐTM Phùng Khoang, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
|