Tính chung 4 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 206,76 tỷ USD, cả nước xuất siêu 7,56 tỷ USD.
Đến ngày 15/2/2023, cả nước xuất siêu 1,68 tỷ USD Quý I/2023: Xuất nhập khẩu ước đạt 154,27 tỷ USD Nửa cuối tháng 3, cán cân thương mại thặng dư 1,97 tỷ USD |
Theo số liệu mới nhất Tổng cục Hải quan công bố, tháng 4, kim ngạch đạt 27,86 tỷ USD, giảm 6,2% so với tháng trước.
Xuất siêu là điểm sáng trên bức tranh xuất nhập khẩu 4 tháng |
Trong tháng có 7 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên/nhóm. Tuy nhiên có đến 6/7 nhóm có kim ngạch sụt giảm gồm: điện thoại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; dệt may; phương tiện vận tải và phụ tùng; gỗ và sản phẩm gỗ.
Giày dép là nhóm hàng xuất khẩu chủ lực duy nhất đạt tăng trưởng dương với kim ngạch đạt 1,85 tỷ USD, tăng 17,9% so với tháng trước.
Tính chung cả 4 tháng, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 107,16 tỷ USD, giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái và hầu hết nhóm hàng xuất khẩu chủ lực bị sụt giảm.
Xuất nhập khẩu đang sụt giảm mạnh ở nhiều nhóm hàng và thị trường. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), thống kê của Hải quan Trung Quốc cho thấy nhu cầu nhập khẩu thủy sản của nước này đang phục hồi mạnh mẽ sau mở cửa từ đầu năm 2023.
Tuy nhiên, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc vẫn chưa hồi phục. Có những nguyên nhân từ yếu tố thị trường và cả nguyên nhân từ nội lực.
Tính đến hết tháng 4, Việt Nam sang Trung Quốc ước đạt 435 triệu USD, giảm 37%. 4 tháng đầu năm, chỉ có tháng 2, xuất khẩu tăng trưởng 24%, trong khi tháng 1, tháng 3 và tháng 4 đều giảm.
Top 5 sản phẩm thủy sản xuất khẩu nhiều nhất sang Trung Quốc gồm cá tra, cá cơm, tôm chân trắng, tôm sú và chả cá-surimi. Trong đó, cá tra chiếm tỷ trọng chi phối 55% xuất khẩu thủy sản sang thị trường này. Do vậy sự sụt giảm xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc đã tác động đến xu hướng chung. Xuất khẩu tôm chân trắng, chả cá – surimi và nhiều sản phẩm khác vẫn giảm sâu.
Ở chiều ngược lại, nhập khẩu trong tháng 4 chỉ đạt 25,2 tỷ USD, giảm 11% so với tháng trước. Tính chung 4 tháng đầu năm kim ngạch nhập khẩu đạt 99,6 tỷ USD, giảm 17,7%.
Đáng chú ý, các nhóm hàng chủ lực và là đầu vào quan trọng phục vụ các ngành hàng xuất khẩu như điện thoại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; nguyên phụ liệu dệt may, da giày… giảm sâu ở mức hai con số. Thậm chí, điện thoại và linh kiện giảm đến 66%, chỉ đạt 2,52 tỷ USD.
Tính chung 4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 206,76 tỷ USD, cán cân thương mại đạt mức thặng dư 7,56 tỷ USD.
Nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, cho biết trong thời gian tới tâp trung đổi mới và tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại hướng đến các thị trường mới, thị trường còn tiềm năng như Ấn Độ, châu Phi, Trung Đông và châu Mỹ La tinh, Đông Âu… và các thị trường ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát và tăng trưởng khả quan (ASEAN). Đồng thời khai thác các thị trường mới, nơi có tầng lớp trung lưu gia tăng như các thị trường mới nổi E7 (Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Mexico và Indonesia); thị trường Halal (Trung Đông, Malaysia, Brunei).
Song song với đó, đẩy mạnh khai thác hiệu quả các (FTA). Tạo thuận lợi hoá, tăng cường chuyển đổi số trong công tác cấp Giấy chứng nhận xuất xứ C/O ưu đãi, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết trong các Hiệp định FTA.
Bảo Ngọc – congthuong.vn